Biện pháp phòng trừ và quản lý nấm bệnh gây hại trên cây trồng

Nấm bệnh hại trên cây trồng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và khi đã bùng phát dịch bệnh thì rất khó để ngăn chặn. Để có được biện pháp phòng trị hiệu quả thì việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính gây hại của nấm bệnh là rất quan trọng.


Nấm bệnh hại trên cây trồng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và khi đã bùng phát dịch bệnh thì rất khó để ngăn chặn. Để có được biện pháp phòng trị hiệu quả thì việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính gây hại của nấm bệnh là rất quan trọng.

Việc hiểu được những đặc điểm, phương thức gây hại của các nhóm nấm gây bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra được những biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả cao nhằm hạn chế đáng kể những thiệt hại do nấm gây ra trên cây trồng.

Nấm bệnh hại cây trồng

1. Đặc điểm của nấm gây bệnh

Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Một tập hợp nhiều sợi nấm sinh trưởng tạo thành tản nấm là thể dinh dưỡng của nấm. Sợi nấm không có màng ngăn gọi là sợi đơn bào và sợi nấm có nhiều màng ngăn gọi là sợi đa bào. Chiều rộng của sợi nấm biến động trong khoảng 0,5-100 µm, phần lớn từ 5-20 µm, chiều dài thay đổi tùy theo các loại nấm và điều kiện dinh dưỡng. Nấm có thể sợi không màu hoặc có màu khác nhau.
Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng. Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25 – 28 0C, nhiệt độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cao nhất là 35 0C, nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng đó thì nấm bị tiêu diệt. Độ pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.

2. Các phương thức để nấm bệnh xâm nhập vào cây

  • Lây bệnh vào thân cây: Gồm các nấm hoặc vi khuẩn gây héo cây.
  • Lây bệnh lên lá (trong điều kiện để ẩm): Gồm các nấm như Septoria, Colletotrichum.
  • Lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp: Gồm các nấm như Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia.
  • Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng: Gồm các nấm như Sclerotium, Rhizoctonia.
  • Dịch bào tử (có hoặc không gây vết thương cơ giới): Gồm héo vi khuẩn và nấm Fusarium.

3. Một số bệnh do nấm đất gây ra trên cây trồng

– Chết cây con, thối rễ: do nấm Pythium speciesa; P.phanidermatuma; P.myriotiluma, P.spinosuma (bào tử tồn tại trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.

Hình 1. Triệu chứng gây hại do nấm Pythium sp. trên cây đậu phộng (a), cây ngô (b) và bào tử nấm Pythium sp. (c)

– Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của cây trồng lâu năm: do nấm Phytophthora palmivora (Bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và có thể cả bào tử trứng trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.

Hình 2. Triệu chứng gây hại do nấm Phytophthora palmivora gây ra trên trái ớt (a), cây cà chua (b) và bào tử nấm Phytophthora palmivora (c)

– Thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu, thối rễ ớt: do nấm Phytophthora capsicia (bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên ruộng và có thể cả bào tử trứng trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.
– Thối nõn dứa: do nấm Phytophthora nicotianaea (bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và có thể cả bào tử trứng trong đất); bào tử hậu trong đất, du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.
– Héo Fusarium: do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. (bào tử hậu tồn tại trong đất, xâm nhiễm cả rễ cây không phải là ký chủ); khi cây bị bệnh, toàn bộ mạch dẫn hóa nâu, không còn chức năng dẫn dinh dưỡng và nước trong cơ thể cây trồng.

Hình 3. Triệu chứng gây hại do nấm Fusarium sp. gây ra trên cây đậu phộng (a) (b) và cây bắp (c)

– Thối thân và quả: do nấm Sclerotinia sclerotiorum (hạch nấm lớn, màu đen tồn tại trong đất).

Hình 4. Triệu chứng gây hại do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra trên cây cải bông (a) và cây đậu côve (b)

– Thối gốc thân: do nấm Sclerotium rolfsii (hạch nấm tròn, nhỏ, màu nâu tồn tại trong đất).

Hình 5. Triệu chứng gây hại do nấm Sclerotium sp.

– Chết cây con, thối rễ và thân: do nấm Rhizoctonia sp. (hạch nấm hoặc sợi nấm điển hình trên tàn dư cây bệnh tồn tại trong đất).

Hình 6. Triệu chứng gây hại do nấm Rhizoctonia sp

Nấm là tác nhân của nhiều bệnh gây thiệt hại lớn cho cây trồng và thường khó phòng trị nếu không có biện pháp quản lý nguồn giống và môi trường đất trồng ngay từ giai đoạn đầu.

thuoc-tru-nam-benh-sinh-hoc-neem-nanoThuốc trừ nấm bệnh sinh học NEEM NANO – Chiết xuất 100% Tinh dầu thảo mộc Thiên Nhiên

4. Biện pháp phòng trừ bằng sinh học hiệu quả

4.1. Làm đất: 
Đất trồng phải tiêu thoát nước tốt, đất tơi và xốp. Khi đất quá ẩm hãy đào rãnh quanh luống để nước thoát xuống mương. Biện pháp này sẽ giúp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác trong vườn cây.
Trước khi gieo trồng từ 15 – 20 ngày nên đặt những tấm nhựa lên đất sau đó bón vôi vào đất và cuốc lật phơi đất thêm vài ngày để ánh sáng sẽ làm nóng đất và nhiệt độ cao sẽ giết chết nhiều vi sinh vật trong đó có cả những tác nhân gây bệnh ở tầng đất bề mặt.
Trước khi xuống giống từ 3 – 5 ngày, dùng 100ml Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI + 1 viên trichoderma NANO pha với 250 – 300 lít nước sạch tưới cho 1000m2 đất trồng (Trồng rau màu các loại: rau cải, xu hào, khổ qua, hành …) hoặc từ 50 – 60 hốc chuẩn bị trồng cây lưu niên (Cam, quýt, bưởi, xoài, hồ tiêu, cà phê …).

4.2. Chăm sóc: 
– Phun lá: Tùy thuộc loại cây trồng, dùng chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI pha theo tỷ lệ 1ml hòa với 2,5 – 3 lít nước sạch phun lên lá theo định kỳ 4 – 10 ngày một lần (Đối với các loại cây rau màu) hoặc 25 – 30 ngày một lần (Đối với cây lưu niên như: Cam, quýt, bưởi, xoài, hồ tiêu, cà phê …).
-Tưới gốc: Tùy thuộc loại cây trồng, dùng 100ml chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI + 1 viên trichoderma NANO pha với 250 – 300 lít nước sạch để tưới cho 1000m2 đất trồng (Trồng rau màu các loại: rau cải, xu hào, khổ qua, hành …) hoặc từ 20 – 30 gốc cây lưu niên tùy độ tuổi của cây (Cam, quýt, bưởi, xoài, hồ tiêu, cà phê …).

> XEM THÊM Giải pháp ngăn chặn Tuyến trùng, Nấm bệnh triệt để với Nấm đối kháng Trichoderma !

> XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

VƯỜN SINH THÁI | Bạn Của Nhà Nông

Tags: cách trồng cây, cây trồng, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm trichoderma, chế phẩm vườn sinh thái, công nghệ nano, kỹ thuật cây trồng, kỹ thuật trồng cây, nấm bệnh gây hại cây trồng, nấm bệnh hại, nấm bệnh hại cây trồng, nấm bệnh trên cây trồng, nấm đối kháng, nấm đối kháng trichoderma, phòng trị nấm bệnh, phòng trừ nấm bệnh, quản lý nấm bệnh, thuoc tru benh cay trong

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !