Biện pháp xử lý Ổi ra hoa đậu quả

Khi cây đậu quả non để hạn chế cây thiếu dinh dưỡng cục bộ bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun định kỳ sẽ giúp cho cây sức sinh trưởng tốt, cây ra hoa đậu quả đều đặn, mã quả đẹp hơn, ăn giòn và ngọt hơn.


Nếu chăm sóc ổi không đúng kỹ thuật đặc biệt là về dinh dưỡng và quản lý sâu bệnh không tốt sẽ dẫn đến tình trạng cây ra hoa ít, cây có nhiều cành không có hoa mà chỉ có cành dinh dưỡng.

1. Nguyên nhân ổi không ra hoa

+ Bón phân không cân đối, thừa dinh dưỡng đa lượng thiếu và mất cân đối các yếu tố vi lượng đặc biệt là Zn, Cu, Mg và Bo. Điều này làm cây phát triển mất cân đối, độ ẩm đất quá cao làm cây chỉ sinh trưởng mầm lộc(cành lá phát triển mạnh).

+ Quản lý sâu bệnh không tốt: Cây bị sâu bệnh tấn công làm giảm sức đề kháng, khả năng phân hóa mầm hoa kém(sâu đục thân, rầy mềm, rệp sáp, rệp phấn trắng, bọ xít, bệnh đốm lá và than thư do nấm…)

+ Do đất không thoát nước nhanh, mưa nhiều làm tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên dẫn đến bộ rễ thiếu oxi cục bộ, cản trở quá trình hô hấp của bộ rễ, dinh dưỡng vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất bị hạn chế.

+ Cây không được cắt tỉa thông thoáng, có nhiều cành vượt, cành vươn thẳng…

2. Biện pháp khắc phục

Nếu bà con quan sát thấy cây ổi có bản lá to bất thường, xanh dày không tự nhiên, cành sinh dưỡng (không hoa) phát triển mạnh cần tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời.

Biện pháp xử lý Ổi ra hoa đậu quả

+ Dùng kéo chuyên dụng cắt tỉa tạo thông thoáng cho tán, các cành cấp 2-3…chỉ nên để độ dài cành khoảng 20-30cm, không để quá dài. Lưu ý các cành mang quả mặc dù dài cành nhưng không được cắt tỉa những cành này, vì để bộ lá nuôi quả.

+ Với những cành không mang quả bà con cần quan sát kỹ vào tháng 4-5 âm lịch thường chia làm 2 phần rõ rệt: phần đầu cành có phần xanh non, thân cành màu xanh nõn chuối, cành chưa hóa gỗ, lúc này cần cắt tỉa phần cành có màu xanh non chưa hóa gỗ, mục đích làm ngắn cành, tạo thông thoáng đặc biệt là triệt tiêu ưu thế ngọn kích thích ra mầm chồi bên, các mầm chồi bên này sau này ắt sẽ ra hoa đối xứng.

+ Các cành cấp 1-2 to khỏe nếu phát triển theo phương thẳng đứng, hoặc góc cành quá lớn so với mặt đất bà con cần dùng tay bẻ thấp xuống mặt đất dùng dây mềm buộc cố định lại (kiểu như tạo cành na, gần sát mặt đất). Mục đích: khi bà con dùng động tác bẻ cành, làm thay đổi hướng phát triển của cành theo hưởng mở rộng, ánh sáng sẽ chiếu sâu trong tán, mặt khác động tác này làm cho đường vận chuyển dinh dưỡng và nước lên cây sẽ bị hạn chế, gây ức chế sinh trưởng sinh dưỡng làm cho cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực.

Tiến hành đồng thời các biện pháp trên sau 2-3 tuần cây sẽ phân hóa mầm hoa. Sau khi cắt tỉa khi thấy xuất hiện mầm chồi cần sử dụng 100 ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 200-300 lít nước phun xịt sương mù, đều 2 mặt lá để nuôi cành sinh thực thành thục, nhanh phân hóa mầm hoa.

Khi cây đậu quả non để hạn chế cây thiếu dinh dưỡng cục bộ bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun định kỳ 10-15 ngày/lượt với liều lượng như trên. Làm được như vậy sẽ tạo cho cây sức sinh trưởng tốt, cây ra hoa đậu quả đều đặn theo từng đợt, trung bình mỗi tháng một đợt quả. Cây ổi được xử lý chế phẩm Vườn Sinh Thái cho mẫu mã đẹp hơn, ăn giòn và ngọt hơn.

Hiệu quả sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái
Trên cây ăn quả tại Đồng Bằng Sông Cửu Long – Bạn của nhà nông VTV2

Để đảm bảo kích thước quả đồng đều, chất lượng vào thời kỳ quả nhỏ đường kính 1-1,5cm nếu quan sát trên cây có mật độ quả nhiều cần tỉa bớt và tiến hành bao quả để chống ruồi đục quả.

3. Biện pháp quản lý sâu bệnh

– Bệnh sương mai: Bệnh trên quả là những vết đốm nâu tròn, khi quả lớn vết bệnh lớn theo và lan dần ra khắp quả làm thối nhũn, có mùi chua và rụng. Biện pháp : Vệ sinh vườn cây, tỉa cành lá tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom quả bị bệnh đem đi tiêu hủy. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều nên phun thuốc phòng trừ bệnh. Sử dụng thuốc đặc hiệu phòng trừ : Ridomil 68 WG.

– Bệnh thán thư: Bênh phát sinh gây hại khi quả to, vết bệnh ban đầu là đốm tròn nhỏ màu nâu, chính giữa, có vòng đồng tâm chứa bui đen của bào tử nấm, cắt lộc vỏ vết bệnh thấy nấm ăn sâu vào phần thịt quả tạo thành lõm có màu xanh đen. Biện pháp: Thu dọn quả bị bênh và xử lý, không để bệnh lây lan. Cắt tỉa cành lá định kỳ tạo thông thoáng, giảm độ ẩm thấp trong vườn, hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại. Phun thuốc đặc hiệu phòng trừ: Score 250EC, Anvil 5SC …

– Bệnh đốm lá: Bệnh gây hại trên cây lá, vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu, mép viền màu nâu đậm, vết bệnh có thể làm thủng lá, lá bị nặng có thể chuyển vàng và rụng. Biện pháp : Tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây, chăm sóc bón phân đây đủ, bón cân đối các loại dinh dương đa lượng N-P-K. Thu dọn và tiêu hủy lá bệnh. Khi cây bị bệnh sử dụng các loại thuộc đặc trị phun trừ như : Score 250EC.

– Rệp sáp: Rệp sống tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuống quả, hút nhựa làm lá vàng, trái nhỏ phát triển kém, kèm theo chỗ có rệp nấm bồ hóng đen phát triển làm mất mã quả. Biện pháp : Những vụ trí có rệp dùng biện pháp thủ công phun rửa bằng dung dịch pha nước rửa chén . Nếu mật độ rệp cao sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đặc trị rệp.

– Ruồi đục quả: Ruồi cái đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái, đẻ một chùm khoảng 5 -10 trứng. Dòi nở ra đục ăn trong quả, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm quả bị thối. Biện pháp : Thu hoạch kịp thời, không để chín lâu ngày và thường xuyên thu nhặt, tiêu hủy quả bị rụng, bị ruồi gây hại.

> XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

Chúc bà con thành công !

VƯỜN SINH THÁI | Bạn Của Nhà Nông

Tags: cach trong oi, cây ăn quả, cây ổi, Chế phẩm sinh học, chế phẩm vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái cho ổi, kỹ thuật trồng ổi, ra hoa đậu quả, ra hoa đậu trái, trồng ổi, xử lý Ổi ra hoa đậu quả, xu ly ra hoa dau qua, xử lý ra hoa đậu trái

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !