Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay với mật độ quá dày dẫn đến tôm chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống thấp dẫn đến thất bại. Vì vậy những kỹ thuật sau đây là hết sức cần thiết để gúp người nuôi tôm thu được năng suất cao, ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm chi phí đầu tư.


Việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay với mật độ quá dày dẫn đến tôm chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống thấp dẫn đến thất bại. Vì vậy những kỹ thuật sau đây là hết sức cần thiết để gúp người nuôi tôm thu được năng suất cao, ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Ưu điểm của kỹ thuật này là đạt được năng suất tôm nuôi cao và giảm thiểu diện tích nuôi, có thể áp dụng ở nhiều nơi khác nhau, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm có khả năng chịu đựng và lớn nhanh ở mật độ cao, ít phân đàn, ít ăn nhau và thời gian nuôi ngắn. Nên việc nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà bạt có nhiều ưu điểm là: ít bị tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, các chỉ số được duy trì ổn định. Áp dụng hệ thống tuần hoàn nên môi trường nước nuôi ổn định, hạn chế sử dụng nước, hạn chế tối thiểu việc thải nước thải ra ngoài gây ô nhiễm, đảm bảo an toàn sinh học và vì thế được xem là mô hình thân thiện môi trường.

1. Chọn giống nuôi tôm thẻ chân trắng

Con giống có trên thị trường chủ yếu không rõ nguồn gốc nên nguy cơ rủi ro cao, nếu chúng ta không làm kỹ công đoạn này sẽ gây rất nhiều khó khăn về sau. Điển hình những giống tôm không rõ nguồn gốc sẽ sinh ra những dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng là nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết hàng đầu.

  • Tôm thẻ giống chân trắng trước khi thả nuôi phải làm các xét nghiệm (xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV – bệnh còi).
  • Tuổi post từ 10 – 12 là thả tốt nhất.

2. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Ao nuôi tôm thẻ chân trắng bắt buộc phải có ao lắng.
  • Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều.
  • Diện tích ao nuôi 0,3 – 1ha, độ sâu của nước 1,2 – 1,5m.
  • Môi trường thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng: Nhiệt độ nước 20 – 30oC; độ mặn 5 – 30%o, tốt nhất là 10 – 25%o; pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l; độ trong 30 – 50cm; màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín.

3. Mật độ thả khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Mật độ thả tốt nhất khi nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 50 – 80 con/m2, tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi.
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao không thể thiếu hệ thống quạt nước, cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Số quạt trong ao không cần quá nhiều, vị trí lắp đặt sao cho tạo dòng chảy tốt.
  • Tốc độ quạt quyết định lượng ôxy hòa tan, nếu trời nắng chạy khoảng 80 vòng /phút, còn ban đêm hay lúc trời nhiều mây thì phải chạy 100 vòng/phút.
     

4. Chăm sóc, quản lý tôm thẻ chân trắng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao trong 80 ngày đầu, sau đó sẽ chậm lại.
  • Tôm thẻ chân trắng hoạt động rất mạnh và sống ở mọi tầng nước.
  • Nếu nuôi mật độ thấp thì dùng thức ăn 32% đạm, nếu nuôi mật độ cao thì dùng thức ăn như tôm sú (trung bình 35% đạm).
  • Rất nhạy cảm với sự thay đổi về mặt cơ học, khi đó tôm sẽ cong thân, đục thân và chết rất nhanh.
  • Nhu cầu cơ thể cần rất nhiều vitamin và khoáng, nếu thiếu, tôm dễ bị stress và đục thân, cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn.
  • Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với môi trường, khi bị sốc, tôm sẽ không nổi đầu mà chết đáy. Tôm thẻ chân trắng cũng rất nhạy cảm với các loại hóa chất, khi đang nuôi nên sát trùng nước định kỳ, phải dùng thuốc thật an toàn.

5. Thu hoạch khi nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng vì rất nhạy cảm nên khi thu hoạch không đúng tôm sẽ chết nhiều, mềm vỏ và đục thân làm giảm chất lượng.
  • Nên thu hoạch vào sáng sớm thì tôm ít chết. Tôm thẻ chân trắng đi ngược nước nên không thể xả cống bắt hết được mà phải dùng lưới.
  • Nếu thu ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng.
  • Khi thu hoạch cho thật nhiều nước đá vào thùng tôm thì cơ thịt không bị đục.
     

Chúc bà con thành công !

Vườn Sinh Thái | Sưu tầm

Tags: cách nuôi tôm thẻ, chế phẩm vườn sinh thái, Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, làm giàu từ nuôi tôm, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm thẻ, nuôi tôm thẻ chân trắng

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !