Phòng trị bệnh đóng rong nhớt trên tôm

Bệnh xuất hiện hầu hết các giai đoạn từ tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt trong các giai đoạn cuối của vụ nuôi thường xuất hiện bệnh.


Bệnh xuất hiện hầu hết các giai đoạn từ tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt trong các giai đoạn cuối của vụ nuôi thường xuất hiện bệnh.

Hầu hết tất cả các ao nuôi tôm đều bị nhiễm bệnh đóng rong, nhớt, tùy theo điều kiện môi trường mà ao tôm bị nhiễm nhiều hay ít.

Bệnh tôm bị đóng rong là gì?

– Bệnh đóng rong trên tôm thẻ – tôm sú do các tác nhân như: tảo, nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh gây ra, bệnh xuất hiện nhiều nơi trên toàn thế giới không chỉ riêng tại các vùng nuôi tôm trong nước. Khi mặc bệnh tôm bị xót và stress khó lột vỏ bỏ ăn và dễ mắc các bệnh khác.

– Hầu hết tất cả các ao nuôi tôm đều bị nhiễm bệnh đóng rong, nhớt, tùy theo điều kiện môi trường mà ao tôm bị nhiễm nhiều hay ít. Bệnh xuất hiện hầu hết các giai đoạn từ tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt trong các giai đoạn cuối của vụ nuôi thường xuất hiện bệnh.

– Một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu có thể kể đến là: Vibrio sp., Aeromonas sp., … Do một số tảo lam:Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật.

– Theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.

Tôm bị đóng rong, đổi màu

Cách nhận biết tôm bị bệnh đóng rong

– Tôm bị đóng rong rất dễ nhận biết bằng cách quan sát tôm trong sàn ăn (vó), chỉ cần bắt tôm lên quan sát xem vỏ tôm có bị trơn nhớt hoặc có rong, tảo bám vào vỏ. Cũng có thể dùng Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy Zoothamnium sp bám trên vỏ và chân tôm.

– Tôm nhiễm bệnh đóng rong, đóng nhớt toàn thân sẽ bị dơ tập trung vào phần đầu ngực, toàn thân hay phụ bộ, mang tôm cũng sẽ bị tổn thương hay biến đổi máu sắc. Tôm sẽ bị yếu dần, giảm ăn và từ từ sẽ chết vì nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời.

– Nếu có thể kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp.và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.

Thuốc trị bệnh đóng rong ở tôm thẻ, tôm sú

– Khi phát hiện tôm bị bệnh đóng rong, đóng nhớt bà con cần giảm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi bằng cách thay nước ao và giảm số lượng thức ăn 5 – 10% trong một thời gian.

– Kết hợp trộn thêm Vitamin C hoặc trộn Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI vào thức ăn cho tôm ăn trong thời gian bệnh để tăng cường sức đề kháng, chống stress cho tôm từ đó giảm thất thoát do tôm nhiễm bệnh. Bà con có thể trộn 100ml Chế phẩm Vườn Sinh Thái với 150-200 kg thức ăn cho ăn trong suốt vụ nuôi.

– Nếu phát hiện tôm bệnh ngoài việc giảm chất hữu cơ và cho ăn Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI để tăng đề kháng bà con cần phải sử dụng thuốc trị bệnh đóng rong, đóng nhớt như: Action100.. để diệt vi khuẩn, nấm, giảm lượng tảo trong ao nuôi, giúp tôm sạch vỏ hết bệnh.

Phòng bệnh tôm đóng rong, đóng nhớt

– Thường xuyên kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó) để phát hiện kịp thời tôm bị bệnh và tiến hành điều trị.

– Cho ăn thức ăn hữu cơ vừa phải nhằm giảm lượng vi khuẩn, nấm, tảo,… trộn thêm Vitamin C, siêu tăng trọng cho tôm Growth vào thức ăn cho tôm trong suốt vụ nuôi để tăng đề kháng và chống stress cho tôm, giúp tôm lột xác đồng loạt.

– Bên cạnh đó kết hợp sử dụng các loại men vi sinh xử lý nước, xử lý tảo để ổn định tảo, ổn định nguồn nước giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong, đóng nhớt cho tôm.

Chúc bà con phòng ngừa và trị bệnh tôm đóng rong, đóng nhớt hiệu quả và mang lại năng suất cao!

VƯỜN SINH THÁI

Tags: Chế phẩm sinh học, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật nuôi tôm, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi tôm, thủy sản

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !