Khi sử dụng phân bón sinh học cho cây Cao Su đúng cách, sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển đồng đều, các tán lá phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh hại như mối, tuyến trùng hại rễ, sâu và các loại côn trùng hại thân, lá; bệnh xì mủ cao su, bệnh phấn trắng, bệnh đen đầu lá, bệnh khô miệng cạo
Quy trình sử dụng phân bón sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Cao Su đạt hiệu quả cao nhất
Khi sử dụng phân bón sinh học cho cây Cao Su đúng cách, sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển đồng đều, các tán lá phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh hại như mối, tuyến trùng hại rễ, sâu và các loại côn trùng hại thân, lá; bệnh xì mủ cao su, bệnh phấn trắng, bệnh đen đầu lá, bệnh khô miệng cạo
Phân bón sinh học Vườn Sinh Thái là gì ?
Với các thành phần có trong Phân bón như acid amin, các loại khoáng chất đa – trung – vi lượng, các vitamin, các loại men cùng với các chủng vi sinh vật hữu ích sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển đồng đều, các tán lá phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh hại như mối, tuyến trùng hại rễ, sâu và các loại côn trùng hại thân, lá; bệnh xì mủ cao su, bệnh phấn trắng, bệnh đen đầu lá, bệnh khô miệng cạo…
Hiệu quả từ việc ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cây Cao Su tại Tây Nguyên
Nếu sử dụng đúng quy trình kỹ thuật từ giai đoạn vườn ươm sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển tốt, cây nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh cho chất lượng và số lượng mủ cao.
Quy trình sử dụng phân bón sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Cao Su
1. Đối với nhân giống cây con (thời kỳ vườn ươm)
♦ Xử lý đất: Sau khi làm đất, bón phân lót dùng 5ml Phân bón pha với 5 – 7 lít nước phun đều lên diện tích đất ươm giống (nếu đất xấu, bạc màu thì pha với 2 – 3 lít nước tương đương với tỷ lệ 1 : 500). Chú ý phun đều tay và khi phun hết lại pha tiếp. Tuy nhiên với mỗi 10 – 12 lít dung dịch đã pha phun cho 360m2 mặt luống (liếp) là vừa. Sau khi phun 2 – 3 ngày mới tiến hành xuống giống.
♦ Thời kỳ ngâm ủ hạt giống: Dùng 5ml Phân bón pha với 10 lít nước ngâm cho một lượng hạt giống 6 – 8 kg, ngâm trong thời gian 10 – 18 h sau đó vớt ra ủ giống vào cát ẩm.
♦ Thời kỳ ủ giống trong cát ẩm: Sau khi vớt hạt ra ủ vào cát ẩm, dung 5ml Phân bón pha với 15 lít nước tưới đều lên cát ẩm đã ủ hạt giống, lượng nước tưới 4 lít/m2, ngày tưới 2 – 3 lần tùy điều kiện thời tiết, tuy nhiên đối với Phân bón vườn sinh thái thì cứ 2 – 3 ngày tưới một lần vào lúc thời tiết mát mẻ. Sau 5 – 7 ngày thì hạt nảy mầm đều, chọn những hạt vừa phát triển rễ mầm đem gieo vào vườm ươm.
Liếp (luống) cát có chiều rộng khoảng 1 m, dài 10 m, dày 5 cm, chung quanh có nẹp chắn và phía trên có mái che.
♦ Thời kỳ sau gieo 20 – 30 ngày trong vườn ươm: Mật độ thiết kế trong vườn ươm: 80.000 điểm/ha tương đương với khoảng cách (30 x 90) x 20cm, và trồng kiểu so le nanh sấu (hệ số nhân 1 : 80).
Dùng 15ml Phân bón pha với 30 – 40 lít nước phun đều một lượt cho 1000m2 vườn ươm. Chú ý kết hợp với tưới nước giữ ẩm (tùy điều kiện thời tiết) 8 – 10 lít nước/m2/lần.
♦ Thời kỳ cây có 2 tầng lá ổn định (bắt đầu phát triển tán lá): Dùng 15ml Phân bón pha với 30 – 40 lít nước phun đều một lượt cho 1000m2 vườn ươm. Phun 5 – 6 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 20 – 30 ngày, chú ý trước khi ghép 20 – 25 ngày ngừng phun Phân bón.
Thời kỳ ươm cây giống có thể kéo dài 8 – 9 tháng. Chỉ tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đường kính cách đất 10 cm là 12 – 15mm và khi tầng lá trên cùng ổn định.
Những cây ghép thành công chỉ sau khi ghép 30 – 45 ngày có thể đem trồng, Tiêu chuẩn của cây giống đem trồng: cây ghép có độ tuổi 10 tháng – 12 tháng tuổi, có đường kính đo cách cổ rễ 10 cm đạt từ 15 mm trở lên, mắt ghép sống ổn định, thuộc loại mắt ghép nách lá hoặc vảy cá, rễ cọc thẳng và dài trên 40 cm, không bị tróc vỏ, không bị trầy giập.
2. Xử lý Phân bón sau khi trồng đại trà(sản xuất)
2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (chưa thu nhựa mủ): Dùng 15ml Phân bón pha với 30 – 40 lít nước phun đều 1 lượt lên tán lá, cách 20 – 30 ngày phun 1 lần cho đến khi bước vào thời kỳ kinh doanh, lưu ý vào mùa khô có thể ngừng xử lý Phân bón 2 – 3 tháng.
2.2 Thời kỳ kinh doanh (cho thu nhựa mủ): Sử dụng Phân bón Vườn Sinh Thái cho cây cao su trong thời kỳ kinh doanh theo đúng quy trình hướng dẫn sẽ giúp tăng sản lượng của cây cao su lên 25 – 30%, hạn chế hiện tượng đông cứng mủ do tắc ngẽn mạch libe, kéo dài thời gian thu hoạch nhựa mủ.
♦ Phun lên tán lá: Nếu có điều kiện thì phun lên tán lá cây cao su, dùng 5ml Phân bón Vườn Sinh Thái pha với 10 – 12 lít nước phun đều một lượt lên tán lá cao su. Phun tránh thời điểm cạo mủ, nên phun vào ngày nghỉ cạo mủ.
Quét miệng cạo bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái
♦ Quét trực tiếp lên vết cạo mủ: Dùng 5ml Phân bón Vườn Sinh Thái pha đều với từ 2 – 3 lít nước sạch, sau đó dùng chổi lông mềm quét kép 2 lần lên vết cạo của cây cao su (quét đi quét lại), quét vào lúc thời tiết mát mẻ (16 – 17h chiều) và lúc cây cao su không cho nhựa mủ, trước khi quét nên vệ sinh sạch sẽ vết cạo mủ của cây cao su. Tùy tình hình sinh trưởng của cây cũng như khả năng cho nhựa mủ cứ 2 – 3 ngày quét một lần. Thông thường mỗi lần cạo quét một lần, với 2 – 3 lít dung dịch đã pha có thể quét cho 150 – 200 cây.
►Chú ý trước khi sử dụng Phân bón Vườn Sinh Thái:
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.
– Trước khi sử dụng Phân bón “Vườn Sinh Thái” cần lắc đều chai Phân bón.
– Vào thời kỳ cây rụng lá nên ngừng xử dụng Phân bón
– Trước khi quét Phân bón lên vết cạo cần vệ sinh những phần nhựa mủ cũ sạch sẽ, nếu vết cạo ra nhựa mủ ngay thì bỏ qua, lúc khác quét bổ sung.
– Phun Phân bón dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.
– Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều. Không phun lúc cây đang ra hoa và thụ phấn (chỉ phun sau 16h) tránh thời điểm cây thụ phấn.
– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348
bón phân cây cao su, cách trồng cây cao su, cây cao su, chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật trồng cây cao su, nấm đối kháng, nấm đối kháng trichoderma, nấm trichoderma, phân bón, phân bón lá, phân bón lá sinh học, phân bón sinh học, quét miệng cạo, quy trình bón phân, vi sinh EM
TIN LIÊN QUAN
- Cách làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học đơn giản và hiệu quả nhất (20/07/2024)
- Cách sử dụng bột Chế phẩm EM gốc ủ phân bón (16/07/2024)
- Cách điều trị bệnh gan tụy cho tôm thẻ hiệu quả nhất (03/04/2024)
- BOKASHI là gì ? Mua BOKASHI ở đâu uy tín chất lượng ? (04/08/2023)
- Cách ủ Cá làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất (11/03/2023)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !