Skip to main content

Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên cây Mít

Mít là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Để phòng trừ sâu, bệnh hây hại hiệu quả trên cây Mít cần phải hiểu và nắm bắt rõ các triệu chứng, tác nhân gây hại.


Mít là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Để phòng trừ sâu, bệnh hây hại hiệu quả trên cây Mít cần phải hiểu và nắm bắt rõ các triệu chứng, tác nhân gây hại.

Để bảo vệ tốt cho vườn cây ăn trái nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:

– Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên.
– Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.
– Sử dụng thuốc hóa học khi thực sự cần thiết.
– Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế

♦ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN MÍT

1. Sâu đục thân, đục càng: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan, Decis, Bian, Basudin.

2. Ruồi đục trái: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như Trebon, Decis…. Xịt thuốc sâu bệnh và bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

3. Sâu đục trái: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Bao trái để bảo vệ.

4. Ngài đục trái: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

5. Rầy, rệp: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo , cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao : Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

♦ NẤM BỆNH GÂY HẠI TRÊN MÍT

1. Bệnh thối trái: Bệnh gây hại trên trái, nhất là giai đoạn trời mưa nhiều, ẩm độ cao. Có thể phòng trị bằng các loại thuốc hóa học như: Viben C, Bonanza, Score, Tilt, Bavistin….

2. Bệnh thối gốc chảy nhựa: Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chính hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập. Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị. Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt.

3. Bệnh thâm xơ-thịt trái: Bệnh xãy ra vào giai đoạn sau khi trái thụ phấn. Triệu chứng xơ và bên ngoài múi mít bị thâm đen hay có màu rỉ sắt. Bệnh gây hại làm giảm phẩm chất trái. Phòng trị bằng cách xử lý thuốc trị nấm bệnh sau khi trái thụ phấn bằng các loại thuốc như: Bavistin, Anvil, Score, Tilt…

VƯỜN SINH THÁI

Tags: kỹ thuật trồng mít, nấm bệnh trên mít, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít, sâu bệnh trên mít, vi sinh trừ nấm bệnh, vi sinh trừ sâu

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !