Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại làm cho ao nuôi bị ô nhiễm, sức đề kháng của Tôm kém, khiến dịch bệnh trở nên rất khó kiểm soát. Vây đâu là giải pháp để ngăn ngừa và điệu trị bệnh rỗng ruột, phân trắng trên Tôm hiệu quả nhất ?
Biện pháp sinh học điều trị bệnh phân trắng, rỗng ruột trên tôm hiệu quả nhất
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại làm cho ao nuôi bị ô nhiễm, sức đề kháng của Tôm kém, khiến dịch bệnh trở nên rất khó kiểm soát. Vây đâu là giải pháp để ngăn ngừa và điệu trị bệnh rỗng ruột, phân trắng trên Tôm hiệu quả nhất ?
Bệnh phân trắng, rỗng ruột trên tôm đang là vấn đề nổi cộm mà người nuôi trồng tôm rất quan tâm. Bệnh này thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng tuổi, mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn tôm từ 2-3 tháng tuổi.
Triệu chứng khi tôm mắc bệnh phân trắng, rỗng ruột
– Tôm bỏ ăn hoặc ăn ít, phân tôm nổi nhiều trên mặt nước.
– Tôm bị rỗng ruột, trống thức ăn hoặc ruột bị đứt khúc.
– Ruột bị viêm nhiễm nặng. Phân tôm có màu trắng, vỏ tôm mềm, thịt tôm không chứa đầy vỏ (do không hấp thụ được thức ăn)
Tại sao tôm hay phân trắng, rỗng ruột ?
Môi trường ô nhiễm chính là nguyên nhân tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể, khiến tôm lây lan dịch bệnh.
– Tôm bị bệnh do nguồn thức ăn: Tôm ăn thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố…
– Tôm bị bệnh do tảo độc: Tôm ăn phải tảo độc. Các enzyme tiết ra từ tỏa độc làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến tôm không hấp thụ được thức ăn
– Tôm bị bệnh do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh phân trắng, đường ruột ở tôm thường thuộc nhóm vibrio ở nhiều chủng loại.
Tôm khi có biểu hiện mắc bệnh cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. Vì khi tôm bỏ ăn càng nhiều dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh càng cao, việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
Có nên sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất để điều trị và xử lý khi tôm bị bệnh ?
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất có thể giúp tôm khỏi bệnh. Nhưng các loại thuốc và hóa chất này có độ độc cao sẽ khiến sức đề kháng của Tôm kém, môi trường ao nuôi cũng kém ổn định, khả năng bệnh dịch bùng phát trở lại rất cao. Tôm rất dễ bị nhờn thuốc nên việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả. Mức độ thiệt hại càng nặng nề đối với người nuôi tôm
Vậy đâu là giải pháp ?
Cần lựa chọn, bảo quản nguồn thức ăn và quản lý môi trường ao nuôi thật tốt kết hợp sử dụng các Chế phẩm sinh học, vi sinh thảo dược.. để ngăn ngừa phòng trị bệnh phân trắng, rỗng ruột trên tôm hiệu quả nhất.
1. Lựa chọn và bảo quản nguồn thức ăn cho tôm thật tốt
Trong quá trình nuôi, nên bổ sung thường xuyên men vi sinh có lợi cho đường ruột. Mục đích đưa vào hệ tiêu hóa của tôm nhiều chủng loại các vi sinh vật có lợi và enzyme tiêu hóa. Các vi sinh vật có lợi này sẽ ức chế và ngăn chặn các khuẩn gây bệnh trên tôm.
⇒ Các loại Chế phẩm nên sử dụng bổ sung vào nguồn thức ăn, dinh dưỡng của tôm:
• Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI dùng cho nuôi Tôm: Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI là dòng chế phẩm sinh học cao cấp được tinh chế ở dạng dung dịch NANO cô đặc, tổng hợp các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, giúp Tôm nở ruột, chắc thịt lớn nhanh. Các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sẽ ức chế sự phát triển các vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm
• Chế phẩm EM tỏi: Tự sản xuất EM tỏi từ Chế phẩm EM gốc để bổ sung thêm kháng thể tự nhiên cho tôm
Mô hình nuôi Tôm nhà ông Vũ Đình Lực tại Quảng Yên – Quảng Ninh
2. Quản lý tốt môi trường ao nuôi
Trước khi thả tôm phải cải tạo ao đúng quy trình. Mật độ thả phù hợp, không nên thả quá dầy. Nên có có chế độ thay nước định kỳ. Mỗi lần thay nước hoặc tạt vôi khử trùng ao, thì sau 2-3 ngày phải tạt vi sinh định kỳ. Mục đích là gây lại màu nước ao, tái tạo lại hệ dinh dưỡng cho ao nuôi tôm.
⇒ Các loại vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi:
– Chế phẩm sinh học EM gốc của Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội: Là dòng chế phẩm vi sinh chuẩn gốc, có các chuẩn vi sinh được thuần hóa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của nước ta. Tiến hành nhân Chế phẩm EM gốc thành Chế phẩm EM thứ cấp. Định kỳ 7-15 ngày tạt 1 lần (tùy theo thực trang ao)
– Vi sinh xử lý ao nuôi tôm LASACHU: Là dòng Vi sinh siêu cấp Lasachu. Giúp ổn định màu nước và ức chế tạo độc gây hại.
Cách chế biến Chế phẩm EM tỏi sử dụng cho nuôi tôm
3. Biện pháp sinh học điều trị bệnh rỗng ruột, phân trắng trên Tôm
Sử dụng Chế phẩm sinh học thảo dược HEPAVIL là1 trong những giải pháp tối ưu, được rất nhiều người nuôi tôm ứng dụng. Chế phẩm này giúp ngăn ngừa, phòng trị các bệnh nhiễm vi rus, vi khuẩn ký sinh đường ruột và gan tụy trên tôm.
TÁI TẠO ĐƯỜNG RUỘT. GIẢI ĐỘC GAN. KHỎI LO PHÂN TRẮNG, RỖNG RUỘT
Chế phẩm Hepavil là dòng sinh học thảo dược cao cấp. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo dây truyền công nghệ sinh học hiện đại. Được tổng hợp từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nguyên chất như: Trinh nữ hoàng cung, hạ khô thảo, ô rô, cỏ mực, mần ri, lá đu đủ, củ sả, rau đắng đất, cỏ vườn trầu …, kết hợp với các loại Vitamin (A, B1, B2, C..) và enzyme.
• Liều phòng bệnh: Có thể sử dụng một trong hai cách sau.
– Cho ăn: Trộn Chế phẩm HEPAVIL với thức ăn theo liều lượng 2-3g/1kg,
ngày cho ăn 2 bữa, vào buổi sáng sớm và chiều mát.
– Tạt ao nuôi: Dùng 250g Chế phẩm HEPAVIL tạt đều cho 1500m3 ao nuôi,
định kỳ 5-7 ngày dùng một lần, tạt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
• Liều điều trị:
– Đối với ao đất: Khi phát hiện Tôm, Cá.. bị bệnh, nên dừng cho ăn, dùng 250g Chế phẩm HEPAVIL tạt đều cho 1500m3nước, dùng liên tục trong hai ngày. Đến ngày thứ 3 kết hợp dùng Chế phẩm HEPAVIL tạt ao và trộn vào thức ăn cho tôm-cá ăn trở lại với liều lượng 5g/1kg thức ăn. Dùng liên tục cho đến lúc Tôm, Cá khỏe mạnh trở lại thì giảm liều dùng về trạng thái phòng bệnh.
– Đối với ao bạt: Dùng 250g chế phẩm Chế phẩm HEPAVIL tạt đều cho 1500m3 nước, kết hợp cho ăn với liệu lượng 5-10g/1kg thức ăn. Dùng liên tục cho đến lúc Tôm khỏe mạnh trở lại thì giảm liều dùng về trạng thái phòng bệnh.
• Chú ý: Cần ngâm Chế phẩm thảo dược HEPAVIL vào nước ấm 30-35oC trong vòng 20-30 phút rồi mới trộn vào cám cho thủy sản ăn hoặc tạt ao nuôi.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật MIỄN PHÍ về biện pháp sinh học điều trị bệnh rỗng ruột, phân trắng trên tôm hiệu quả nhất !
[ HOT LINE: 0962.686.348 ]
bệnh phân trắng trên tôm, bệnh rỗng ruột trên tôm, chế phẩm EM gốc, chế phẩm em tỏi, chế phẩm hepavil, chế phẩm Lasachu, Chế phẩm sinh học, chế phẩm vườn sinh thái, kháng sinh trị đường ruột trên tôm, thuốc trị bệnh trên tôm, vi sinh thảo dược, vi sinh xử lý ao
TIN LIÊN QUAN
- Cách làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học đơn giản và hiệu quả nhất (20/07/2024)
- Cách sử dụng bột Chế phẩm EM gốc ủ phân bón (16/07/2024)
- Cách điều trị bệnh gan tụy cho tôm thẻ hiệu quả nhất (03/04/2024)
- BOKASHI là gì ? Mua BOKASHI ở đâu uy tín chất lượng ? (04/08/2023)
- Cách ủ Cá làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất (11/03/2023)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !