Skip to main content

Cách phòng trị bệnh tiêu chảy do E.Coli ở Vịt

Bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra. Có nhiều chủng E.Coli có trong đường tiêu hóa của Vịt tuy nhiên vi khuẩn E.Coli gây bệnh chủ yếu do 2 chủng E.Coli 02 và E.Coli 078 gây lên.


Bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra. Có nhiều chủng E.Coli có trong đường tiêu hóa của Vịt tuy nhiên vi khuẩn E.Coli gây bệnh chủ yếu do 2 chủng E.Coli 02 và E.Coli 078 gây lên. Mỗi một chủng E.Coli khác nhau sẽ gây bệnh và thể hiện những triệu chứng bệnh tích khác nhau

1. Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn E.Coli xâm nhập qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hóa và đi thẳng vào máu gây bệnh bại huyết làm cho vịt chết đột ngột mà chưa biểu hiện bệnh tích.

2. Triệu chứng

Vịt từ 1-18 tuần tuổi có triệu chứng chết đột ngột với trạng thái thần kinh quay đầu. Tỷ lệ chết 5-15%.
Ở thể cấp tính có hiện tượng tiêu chảy phân trắng.
Trên vịt đẻ có triệu chứng bại liệt do viêm khớp. Trứng đẻ ra có vết máu và phôi thường bị chết(trứng sát).

3. Bệnh tích

– Màng bao tim bị viêm trắng, đôi khi viêm dính vào cơ tim. Trên cơ tim có điểm xuất huyết lấm tấm.
– Gan xưng đen, có trường hợp xuất huyết chấm đỏ.
– Lách sưng có đốm trắng hoặc đỏ.
– Màng bụng viêm.
– Màng túi khí viêm trắng có chất nhầy màu vàng.
– Ống dẫn trứng viêm có dịch màu trắng nhầy.

Mô hình nuôi Vịt theo hướng sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao và ít dịch bệnh

4. Phòng bệnh

Bước 1: Sát trùng chuồng trại định kỳ
– Dùng thuốc IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM – S liều 2-4ml/lít nước phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi, tuần 1-2 lần.
– Hoặc phun định kỳ thuốc sát trùng ULTRAXIDE liều 4-6ml/lít nước, phun 2-3 lần/tháng.

Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
– Dùng chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tiết kiệm chi phí…
– Dùng AMYLYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1-2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực bổ sung các loại vitamin và cung cấp chất điện giải.
– Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1-2ml/lít nước uống để giải độc và tăng cường chức năng gan, thận.

Bước 3: Phòng bệnh bằng kháng sinh
Dùng một trong những loại kháng sinh sau pha nước hoặc trộn vào thức ăn cho vịt sau khi nở từ 1-5 ngày và sau đó dùng tiếp 3-4 ngày/tuần/tháng đầu và 3-4 ngày/tháng từ tháng thứ 2 trở đi.
– Dùng MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 ngày.
– Hoặc DOXYCLINE 150 liều 10mg/kg thể trọng, tương đương 1g/15kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 ngày.
– Hoặc AMOXY 50 liều 1g/5 lít nước, tương đương 1g/25kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 ngày.
-Hoặc NEXYMIX liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 ngày.

Bước 4: Tăng cường sức đề kháng, ức chế bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế bằng Chế phẩm sinh học
Hiện nay nhiều hộ chăn nuôi đang sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho Vịt ăn. Chế phẩm này ngoài việc bổ sung các vi chất, men (enzym), vitamin … các dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi, còn bổ sung thêm các chủng vi sinh vật hữu ích rất tốt cho hệ tiêu hóa của vật nuôi. Những chủng vi sinh vật hữu ích này có khả năng ức chế và ngăn ngừa, xua đuổi các khuẩn có hại cho vật nuôi. Giúp người chăn nuôi giảm được 7-12% chi phí thức ăn, giảm mùi hôi thối từ 80-90%, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh, vật nuôi xuât chuồng sớm hơn đại trà từ 5-10 ngày và tăng tỷ lệ đẻ, cũng như ấp phôi đối với gia cầm, thủy cầm đẻ trứng.

Mô hình nuôi Gà, Vịt đẻ trứng tại Hải Dương bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái

Cách sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho gia cầm, thủy cầm:

– Cho uống: 

+Thời kỳ úm: Dùng 5ml SP pha với 15-20 lít nước cho uống
+Thời kỳ hậu bị đến trưởng thành: Dùng 5ml SP pha với 10-15 lít nước cho uống.

– Cho ăn:
Dùng 5ml SP pha lượng nước vừa đủ rồi trộn đều với 10-12kg cám công  nghiệp.

* Chú ý: 

Không pha thức ăn khi còn nóng, pha xong để 15 phút tạo men rồi mới cho ăn. Cho ăn (hoặc uống) cách nhật vào buổi chiều tối đối với vật nuôi lấy thịt. Với gia cầm, thủy cầm lấy trứng cho ăn vào buổi sáng. Lượng thức ăn (hoặc lượng nước uống) sử dụng để hòa trộn với sản phẩm phải bằng 30-50% tổng khẩu phần/ngày. Cho ăn thì thôi cho uống và ngược lại. Không sử dụng chung SP với thuốc kháng sinh. Cách ly thuốc kháng sinh phòng bệnh với SP từ 8h-16h.

5. Điều trị

5.1 Sát trùng chuồng trại (bước 1.P4)

5.2 Dùng một trong những thuốc kháng sinh sau:

– Dùng MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 ngày.
– Hoặc AMOXY 50 liều 1g/5 lít nước, tương đương 1g/25kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 ngày.
– Hoặc NEXYMIX liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 ngày.
– Hoặc SULTRIMIX PLUS liều 1g/1lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 ngày.

5.3 Nâng cao hiệu quả điều trị bằng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa

– Dùng AMYLYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1-2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực bổ sung các loại vitamin và cung cấp chất điện giải.
– Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1-2ml/lít nước uống để giải độc và tăng cường chức năng gan, thận.
– Dùng ZYMEPRO liều 1g/lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều lượng 100g/50kg thức ăn để bổ sung men sống giúp tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

www.vuonsinhthai.com.vn

Tags: bện e.coli ở vịt, bệnh gia cầm, bệnh thủy cầm, bệnh tiêu chảy ở vịt, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, nuoi vit

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !