Skip to main content

Cách phòng trị Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà

Bệnh xảy ra quanh năm, trên mọi lứa tuổi gà nhưng nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, mật độ chăn nuôi cao, môi trường nuôi ô nhiễm mầm bệnh, ô nhiễm mùi phân và chất độn chuồng, thiếu ôxy trong tiểu khí hậu chuồng nuôi…


Bệnh xảy ra quanh năm, trên mọi lứa tuổi gà nhưng nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, mật độ chăn nuôi cao, môi trường nuôi ô nhiễm mầm bệnh, ô nhiễm mùi phân và chất độn chuồng, thiếu ôxy trong tiểu khí hậu chuồng nuôi… Gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi như năng suất thấp, chi phí điều trị cao.

Nguyên nhân

Do Myxo virus – Herpes Laryngotrachetis virus khi xâm nhập vào vật chủ sẽ nhân lên nhanh chóng tại niêm mạc đường hô hấp trên (khí quản) gây hiện tượng khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Virus chết rất nhanh trong điều kiện môi trường thông thường nhưng trong môi trường phân gà hay trong mô bào nhiễm bệnh virus có thể tồn tại tới 100 ngày. Khi ở nhiệt độ âm, virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều tháng.

Triệu chứng

Gà thở khò khè, lây lan rất nhanh, chảy nước mắt, nước mũi, gà hen khẹc khó thở, gà vẩy mỏ, vươn cổ lên thở, 3 – 5 ngày sau xuất hiện sưng vùng mặt giống như bệnh viêm phù đầu (ảnh). Do gà bị viêm đường hô hấp nên trao đổi ôxy giảm làm giảm quá trình trao đổi chất, gà kém ăn, chậm lớn, xù lông, nếu ghép với hen do vi khuẩn thì bệnh sẽ nặng và kéo dài, dùng kháng sinh đặc trị hen bệnh không khỏi, về sau gà phân vàng, trắng, xanh, uống nhiều nước và bắt đầu chết. Tỷ lệ chết nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Đặc biệt, ở bệnh này khiến gà ngạt hô hấp theo chu kỳ, vì thế gà khạc đờm thành từng cơn, trong đờm có lẫn máu nên thành tường ngang vị trí đầu gà thường có vệt máu lẫn trong đờm. Gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ, một số gà bị chết do vỡ trứng non gây viêm ổ bụng.

Bệnh tích

Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, gà mắc bệnh lâu khí quản có bã đậu, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng. Xuất huyết điểm ở khí quản. Với gà đẻ có hiện tượng vỡ trứng non trong ổ bụng thường do viêm kế phát.

LỊCH VACCIN PHÒNG BỆNH CHO GÀ THỊ TRÊN 70 NGÀY TUỔI

Điều trị

Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ có thể phòng và chữa bằng vaccine ILT. Khi đàn gà đã bị dịch thì đưa thẳng vaccine ILT vào ổ dịch, chú ý đưa vaccine bằng phương pháp nhỏ mũi hoặc bắn miệng gà thường mắc ghép các bệnh khác vì thế cần kiểm tra kỹ sau đó dùng kháng sinh phổ rộng như Tylodox (Tylosin – Doxycyclin), Linco- Spectin, Enrofloxacin… chống bệnh kế phát như E.coli, bạch lỵ, hen… và kết hợp bổ sung Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI Supervitamins, Multivitamin, Permasol – 500 để nâng cao sức đề kháng, kháng lại virus.

Phòng bệnh

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phun thuốc sát trùng, làm tiệt trùng sau mỗi lứa, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp từng loại gà và lứa tuổi gà. Thực hiện quy trình vaccine đầy đủ cho từng loại gà. Làm vaccine ILT (quy trình theo hương dẫn của nhà sản xuất) ở vùng có dịch và không có dịch. Lịch phòng bệnh cúm gia cầm tuân theo hướng dẫn của Thú y địa phương. Lịch vaccine và chủng loại vaccine phòng bệnh trên có thể thay đổi tùy theo tình hình dịch tễ vùng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản
 xuất thuốc và vaccine.

► XEM THÊM Bí quyết Chăn nuôi hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng bão giá !

Bích Liên | TGGCVN

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ  0962686348

Tags: bện viêm khí quản truyền nhiễm ở gà, bệnh gia cầm, cách phòng trị bệnh cho gia cầm, chăn nuôi gà, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật chăn nuôi gà, nhà nông làm giàu, nông nghiệp công nghệ cao

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !