Cách sử dụng Chế phẩm EM làm Đệm Lót Sinh Học trong chăn nuôi

Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi thì có thể nhiều bà con đã biết. Tuy nhiên để làm đệm lót ít tốn kém chi phí mà vẫn hiệu quả cao bằng Chế phẩm EM thì không phải ai cũng biết. 


Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi thì có thể nhiều bà con đã biết. Tuy nhiên để làm đệm lót ít tốn kém chi phí mà vẫn hiệu quả cao bằng Chế phẩm EM thì không phải ai cũng biết. 

1. Cách sản xuất Chế phẩm EM thứ cấp

Từ 1lít Chế phẩm EM gốc – Đại học NN1 có thể sản xuất được 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp, quy trình sản xuất như sau:

[1lít Chế phẩm EM gốc + 2 lít rỉ đường (mật mía) + 37 lít nước sạch = 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp]

Dung dịch này được bảo quản trong can ở điều kiện thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 3-7 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên. Chúng ta đã có 40 lít thứ cấp Chế phẩm EM. Dung dịch thứ cấp không nên để quá 6 tháng

2. Cách sử dụng Chế phẩm EM làm Đệm Lót Sinh Học

2.1 Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi:
+ Làm hoai mục phân, khử mùi hôi thối, khử khí độc, làm sạch môi trường chuồng trại
+ Không nhất thiết phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi nên tiết kiệm được nguyên liệu và nhân công lao động
+ Nguyên liệu dễ kiếm rẻ tiền
+ Hạn chế bệnh dịch. Gia tăng năng suất chất lượng vật nuôi
+ Giảm hệ số FCR. Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi

Mô hình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

2.2 Các bước làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi:
+ Nguyên liệu làm đệm lót: Trấu, mùn cưa, vỏ lạc, lõi ngô,.. Trộn theo tỷ lệ 30% Trấu + 70% mùn cưa là tốt nhất
+ Độ dày đệm lót: Đối với lợn từ 60-70cm. Đối với gà, vịt từ: 15-20cm

Cách làm đệm lót sinh học bằng Chế phẩm EM

Bước 1: Rải 1 lớp nguyên liệu làm đệm lót 15-20cm
Bước 2: Dùng vòi xịt nước sạch (phun như mưa) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30-40% (bốc một nắm trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều)
Bước 3: Pha Chế phẩm EM thứ cấp với nước theo ỷ lệ 1:5 phun đều lên nguyên liệu. (Nếu muốn làm đệm lót dầy hơn thì tiếp tục rải thêm lớp mới và thực hiện lại các thao tác trên)
Bước 4: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lông trong vòng 1 tuần. (Để tăng thêm chất lượng đệm lót, có thể bổ sung thêm cám ngô hoặc cám gạo rải đều để ủ cùng)
Bước 5: Tháo bạt để một ngày, thả vật nuôi vào chuồng.

*Yêu cầu kĩ thuật bảo quản đệm lót:
+ Đảm bảo độ ẩm của đệm lót khoảng 30-40%. Không được khô và ẩm quá.
+ Cào đều để duy trì độ tơi xốp cho đệm lót
+ Phân phải được vùi sâu, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng rải đều và vùi lấp.
+ Định kỳ 5-7 ngày lấy Chế phẩm EM thứ cấp pha với nước theo tỷ lệ 1:5 phun đều lên đệm lót và chuồng trại, để tăng cường vi sinh cho đệm lót, khử mùi hôi chuồng trại.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Chế phẩm EM gốc (EM1) được nhiều đơn vị sản xuất thương mại và bán khá nhiều ở các cửa hàng, đại lý. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm chạy theo lợi nhuận, giá thành tuy rẻ nhưng chất lượng lại không đạt yêu cầu.

XEM THÊM ►  Cách lựa chọn mua Chế phẩm EM gốc uy tín và chất lượng ?

VƯỜN SINH THÁI

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348

 

Tags: cách làm đệm lót, chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, đệm lót chăn nuôi, đệm lót cho gà, đệm lót cho heo, đệm lót sinh học, đệm sinh học, men rắc chuồng, vi sinh EM

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !