Khi ứng dụng Chế phẩm sinh học này, cây Dưa hấu Hắc Mỹ Nhân phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ quả đậu cao, sâu bệnh giảm, quả loại 1 tăng hơn nhiều so với đối chứng.
Đánh giá mô hình Dưa hấu sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái tại Lạng Sơn
Khi ứng dụng Chế phẩm sinh học này, cây Dưa hấu Hắc Mỹ Nhân phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ quả đậu cao, sâu bệnh giảm, quả loại 1 tăng hơn nhiều so với đối chứng.
Dưa hấu là cây trồng chủ đạo tại rất nhiều địa phương, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân “Xóa đói giảm nghèo”. Tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình, giống Dưa hấu Hắc mỹ nhân đang được trồng phổ biến tại hầu hết các hộ gia đình. Giống Dưa hấu Hắc mỹ nhân là chủng loại Dưa thuộc thế hệ mới nhất hiện nay. Khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh cao, rất dễ đậu quả, quả dài, to, đẹp, độ đồng đều cao, vỏ mỏng, dai, chất lượng tốt, ít bị nổ ngoài đồng thích hợp cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, năng suất Dưa hấu tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình vẫn còn thấp, chưa phát huy được tiềm năng kinh tế.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của bà con nông dân ngày càng tăng lên. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, vấn đề nông sản sạch, nông sản an toàn đang là mối quan tâm hàng đầu đối với toàn xã hội. Để nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng hiện nay một yếu tố đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu đó là Khoa học kỹ thuật. Xã Đồng Bục – Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn là một trong những xã đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá mô hình sử dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái trên cây Dưa hấu Hắc Mỹ Nhân
Vào ngày 8/4/2011, Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đã phối kết hợp với Hội nông dân xã Đồng Bục, Hội nông dân tỉnh Lạng Sơn cùng gia đình Ông Hứa Văn May thực hiện mô hình sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI cho cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân nhằm đánh giá “hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn”.
Công ty đã bố trí đội ngũ kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
1. Mục đích, yêu cầu của mô hình trình diễn
Xác định sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân. Từ đó đưa ra được quy trình kỹ thuật sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI phù hợp nhất trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng Dưa.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
2. Nội dung thực hiện
►Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện mô hình trình diễn
– Đối tượng thực hiên mô hình: Cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân (Thời gian gieo hạt từ ngày 04/04/2011)
– Địa điểm: xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
– Thời gian thực hiện mô hình trình diễn: Từ ngày 08/04/2011 đến ngày 23/06/2011
► Phương pháp thực hiện
-Mô hình trình diễn được bố trí theo 03 công thức phân bón như sau:
+ Công thức 1(CT1): 100% phân bón hóa học + Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI
+ Công thức 2(CT2): Giảm 40% phân bón hóa học + Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI
+ Công thức 3(CT3): 100% phân bón hóa học và không sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI
►Diện tích công thức
Mỗi công thức có diện tích là 3.333 m2, được bố trí liền kề nhau để đảm bảo độ đồng đều về các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai…
► Quy trình bón phân cho cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân:
Bón lót cả 03 công thức: 500kg lân + 30kg Kali
Bón thúc:
– Đối với CT1: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 600kg đạm + 300kg lân + 360kg Kali) + SP VST
– Đối với CT2: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 360kg đạm + 180kg lân + 216kg Kali) + SP VST
– Đối với CT3: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 600kg đạm + 300kg lân + 360kg Kali)
► Quy trình kỹ thuật sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI cho cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân (ĐVT: 360m2)
1. Giai đoạn xử lý đất: Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 5 lít nước sạch phun đều xuống mặt luống, sau 2 – 3 ngày mới xuống giống.
Phun thời kỳ này có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho đất, khoáng hóa các thành phần lân và kali khó tan trong đất, ức chế các chủng vi sinh vật gây hại cho cây trồng, tạo điều kiện cho các chủng vi sinh vật có ích phát triển, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, tạo độ phì cho đất.
2. Giai đoạn ngâm giống
Trước khi gieo hạt, ngâm hạt vào nước ấm 30 – 350C từ 4 – 6h. Sau đó dùng 1ml sản phẩm Vườn Sinh Thái hòa với 3 lít nước sạch, ngâm lượng hạt giống cần gieo khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra gieo (Nếu không gieo vào bầu mà gieo thẳng ra ngoài đồng). Tăng tỷ lệ nảy mầm, mầm mập, đều.
3. Thời kì sau trồng từ 10 – 15 ngày
Khi cây được 3 – 4 lá thật, dùng 5ml sản phẩm pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt. Giúp cây con phát triển đồng đều, khỏe mạnh, rễ mập. Tăng khả năng quang hợp và hấp thu dinh dưỡng qua lá tạo sức sinh trưởng tốt, hỗ trợ cây trong thời kì rễ chưa phát triển hoàn thiện.
4. Thời kì trước khi ra hoa
Dùng 5ml sản phẩm pha với 12 – 15 lít nước phun đều 01 lượt. Giúp tăng cường khả năng thụ phấn và đậu hoa. Kết hợp với việc thụ phấn nhân tạo bằng tay nhằm tăng tỉ lệ đậu quả => tăng năng suất sau này.
5. Thời kì quả nhỏ:
Sau khi hoa tàn, quả nhỏ hình thành, dùng 5ml sản phẩm pha với 12 – 15 lít nước phun đều 01 lượt. Giúp chống rụng quả sinh lý, tăng khả năng đậu quả.
6. Thời kì quả lớn
Dùng 5ml sản phẩm pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt. Giúp quả to, phát triển đồng đều, màu sắc vỏ và ruột quả sáng đẹp, tăng hàm lượng đường.
► Phân bón dùng trong mô hình trình diễn:
– Phân bón lót: Lân, Kali
– Phân bón thúc: Đạm, Lân, Kali
► Mật độ trồng: 8330 cây/ha
► Thời gian trồng: Bắt đầu gieo hạt từ ngày 04 tháng 04 năm 2011.
►Phương pháp lấy mẫu
– Chọn mẫu theo phương pháp phân phối đều theo đường chéo 5 điểm.
– Đánh dấu cây theo dõi thường kỳ, mỗi công thức của mô hình theo dõi 20 cây.
► Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá
– Đặc điểm hình thái(thân, lá, rễ)
– Đường kính quả(cm).
– Tình hình sâu bệnh hại
– Chiều dài quả(cm)
– Khối lượng quả(gram)
► Thu hoạch: Ngày 23 tháng 06 năm 2011
►Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình
Thuận lợi:
– Được sự giúp đỡ tận tình của Hội nông dân tỉnh Lạng Sơn, Hội nông dân xã Đồng Bục cùng gia đình ông Hứa Văn May đã tạo điều kiện cho Công ty chúng tôi hoàn thành mô hình này.
– Gia đình làm mô hình trình diễn tuân thủ đúng quy trình sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI mà Công ty đưa ra.
Khó khăn:
– Điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa ít, hạn hán đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Dưa hấu Hắc Mỹ Nhân.
– Không xử lý đầy đủ các giai đoạn, trong mô hình bỏ qua giai đoạn xử lý đất làm ảnh hưởng một phần đến hiệu quả sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI, từ đó ảnh hưởng đến năng suất Dưa hấu.
Hiệu quả từ mô hình trồng Dưa hấu bằng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái
3. Kết quả mô hình trình diễn
► Đánh giá đặc điểm hình thái và tình hình sâu bệnh hại
Bảng 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm “VST” đến đặc điểm hình thái và tình hình sâu bệnh hại trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân
► Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến các yếu tố cấu thành năng suất Dưa hấu Hắc mỹ nhân
Bảng 2: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến các yếu tố cấu thành năng suất Dưa hấu Hắc mỹ nhân
► Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến năng suất lý thuyết của cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân.
Bảng 3: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến năng suất lý thuyết của cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân
Ghi chú: Tính năng suất lý thuyết/ha: (số cây/ha) x (tỷ lệ phần trăm đậu quả) x (số quả/khóm) x (khối lượng TB 1 quả).
► Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến chất lượng quả và giá trị kinh tế thu được
Bảng 4: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đến chất lượng quả và giá trị kinh tế thu được
*Đ/C: Đối chứng
Ghi chú
*Dưa loại 1: Trong lượng quả(đã cắt chồi ngọn) đạt trên 500g trở lên, quả phát triển cân đối, không bị sâu và thối.
*Dưa loại 2: Trong lượng quả(đã cắt chồi ngọn) đạt từ 400 – 499g, quả phát triển cân đối, không bị sâu và thối.
*Dưa loại 3: Trong lượng quả(đã cắt chồi ngọn) đạt dưới 400g, không có giá trị thương phẩm, trong trồng trọt cần hạn chế những loại quả này
► Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân
Bảng 5.1 Bảng tính chi phí đầu tư (1ha)
– Đối với CT1: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 600kg đạm + 300kg lân + 360kg Kali) + SP VST
– Đối với CT2: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 360kg đạm + 180kg lân + 216kg Kali) + SP VST
– Đối với CT3: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 600kg đạm + 300kg lân + 360kg Kali)
Cách tính như sau:
[Tổng chi = Chi phí mua SP + Chi phí phân bón + Chi phí công phun + Chi phí bón phân hóa học + Chi phí bình phun]
*Chi phí mua SP/ha: 1 lần phun/ha (139ml) x 12 lần = 166.800 x 12 = 2.001.600đ
*Chi phí công phun: 12 công x 90.000đ/01 công = 1.080.000đ
*Chi phí mua bình bơm 01 cái: 160.000đ
*Chi phí bón phân hóa học: 5 (công/ha/đợt) x 4 đợt = 5 x 80.000đ x 4 = 1.600.000đ
*Chi phí phân bón hóa học/ha cho 4 lần bón thúc:
– CT1: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 600kg đạm + 300kg lân + 360kg Kali) = 8.430.000 x 4 = 33.720.000đ
– CT2: Thúc 4 đợt x (1 đợt: 360kg đạm + 180kg lân + 216kg Kali) = 5.058.000 x 4 = 20.232.000đ
– CT3: Thúc 4 đợt x (1 đợt: ) = 8.430.000 x 4 = 33.720.000đ
Ghi chú:
Phân đạm: 7.000đ/kg; phân lân: 2.100đ/kg; Kali: 10.000đ/kg (thời điểm trình diễn)
Bảng 5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân
*TT: Tổng thu
*LN: Lợi nhuận
4. Kết luận
Qua kết quả mô hình trình diễn sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn chúng tôi có nhận xét sau:
– Cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ quả đậu cao, sâu bệnh giảm, quả loại 1 tăng hơn nhiều so với đối chứng.
– Khi sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI theo đúng quy trình giúp tăng năng suất Dưa từ 27,60 tấn/ha lên 35,70 tấn/ha (Năng suất lý thuyết tăng 29,34%) đồng thời giảm từ 27,50 – 36,60% chi phí đầu tư. Lợi nhuận tăng 29.938.000 đồng/ha(bằng 43,65% so với đối chứng).
– Kết quả mô hình cho thấy ở CT1(sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI kết hợp với 100% phân bón hóa học) năng suất có tăng 3.05% so với CT2 (Sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI kết hợp với giảm 40% phân bón hóa học) nhưng tăng năng suất này là không có ý nghĩa (vì phần tăng năng suất này không bù đắp được phần chi phí phân bón hóa học đã sử dụng).
Như vậy có thể nói sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI cho cây Dưa hấu Hắc mỹ nhân tại xã Đồng Bục – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho bà con nông dân.
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT MIỄN PHÍ 0962686348
Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, dưa hấu hắc mỹ nhân, kỹ thuật trồng dưa hấu, mô hình dưa hấu, phân bón cho cây dưa hấu, trồng dưa hấu
TIN LIÊN QUAN
- Cửa hàng thuốc Bảo Vệ Thực Vật gần nhất (30/09/2024)
- Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI chăn nuôi (13/07/2020)
- Phân bón CANXI BO hữu cơ là gì ? (22/02/2023)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá vàng sấy đạt năng suất cao (20/05/2022)
- Thuốc trừ sâu sinh học có độc không ? (07/04/2022)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !