Măng cụt thường cho trái sau khi trồng 4-5 tuổi. Là loại cây ăn trái bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao năng suất và hạn chế sâu bệnh gây hại trên cây măng cụt thì cần phải chú ý chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Măng Cụt đạt năng suất cao
Măng cụt thường cho trái sau khi trồng 4-5 tuổi. Là loại cây ăn trái bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao năng suất và hạn chế sâu bệnh gây hại trên cây măng cụt thì cần phải chú ý chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
I. YÊU CẦU SINH THÁI TRỒNG MĂNG CỤT
1. Lượng mưa:
Cây măng cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1200mm/năm.
2. Nhiệt độ – ẩm độ:
Nhiệt độ thích hợp cho cây măng cụt phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%
3. Che râm:
Trong những năm đầu trồng ra đồng, cây măng cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp.
II. GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG MĂNG CỤT
1. Giống trồng:
Do măng cụt là loại cây bất thụ, hạt phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ.
2. Nhân giống:
Trồng bằng hạt: Cây ươm từ hạt sau 2 năm thì trồng được.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MĂNG CỤT
1. Nơi trồng:
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
• Khoảng cách trồng: 6-7m/ cây.
• Chuẩn bị hố trồng: Hố được đào với kích thước 0,4m x 04m x 0,4m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 150g phân DAP/hốc. Dấp cao 35cm x rộng 80cm..
• Đặt cây con: Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất. (cây có 1- 2 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giử cây khỏi đổ ngã, tưới nước và che bóng cho cây ngay sau khi trồng.
2. Che bóng:
Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu, việc che bóng cho cây con là điều cần thiết.
3. Bón phân:
Bón gốc: Mỗi năm nên bón 5-10 kg phân chuồng đã ủ hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma cho mỗi cây, kết hợp bón phân vô cơ theo công thức N:P:K = 15:30:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau:
• Tuổi cây 1, bón 0,5kg, bón từ 2-4 lần
• Tuổi cây 2, bón 1kg, bón từ 2-4 lần
• Tuổi cây 3, bón 1,5kg, bón từ 2-4 lần
• Tuổi cây 4, bón 2kg, bón từ 2-4 lần
Bón qua lá: Để giúp cây trồng cân đối dinh dưỡng. Cần chú ý định kỳ bổ sung phân bón giàu axit amin, vi lượng cho Cây Măng Cụt. Bà con sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha theo tỷ lệ 1/2000 phun vào các giai đoạn phát triển của cây Măng Cụt (giai đoạn cây con, giai đoạn trước khi ra hoa, giai đoạn sau khi đậu trái, giai đoạn sau thu hoạch). Cách 15-20 ngày phun 1 lần. Giúp cây phát triển đồng đều. Tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái.
Hiệu quả sử dụng chế phẩm vườn sinh thái trên cây ăn trái tại Vĩnh Long
4. Tưới nước:
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái nên cung cấp đầy đủ nước trong thời kỳ không mưa.
5. Tỉa cành tạo tán, cột cành:
Cần cắt bỏ những cành bên trong tán , cành mọc đan chéo nhau, Mục đích tỉa cành lá là tạo sự thông thoáng cho cây để ánh sáng đến được tatá cả các lá giúp quang hợp tốt và hạn chế được sự phát triển của rong rêu hại cây.
Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau … để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối sau nầy.
Khi cây đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và công tác tỉa cành phải thực hiện xong trong một tuần sau khi bón phân. Dụng cụ tỉa ở giai đoạn nầy là loại kéo để cắt cành trên cao.
Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn dể gẩy nên cần dùng dây ni lông chắc để kéo cành nhằm tránh gẩy nhánh.
6. Xử lý ra hoa sớm:
Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngoài trọng lượng lớn hơn 80 g, màu sắc phải tươi láng. Muốn vậy cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa để trái không bị chảy nhựa ra ngoài vỏ cũng như vào trong cơm trái, nghĩa là phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8-9 dương lịch để cây trổ hoa vào tháng 11-12 dương lịch.
Để vườn có trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành tạo tán sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn (tháng 8-9 dương lịch). Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun urea để kích thích cây ra lá non với liều lượng 100-200 g/20 lít. Khi đọt non đạt 9-10 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoản 3-4 tuần. Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị móp lại thì tiến hành tưới thật đẫm 1-2 lần để kích thích cây ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU, NẤM BỆNH GÂY HẠI TRÊN MĂNG CỤT
– Một số loại sâu phổ biến gây hại trên cây măng cụt như: Sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ…
– Một số loại nấm bệnh phổ biến gây hại trên măng cụt như: Xì mủ, sượng trái, thán thư, chết nhah, chết chậm, đốm rong…
– Phòng trị: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, vi sinh trừ sâu, vi sinh trừ nấm bệnh.. là ưu tiên hàng đầu. Nên hạn chế thuốc BVTV để giúp cây phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nông sản.
VƯỜN SINH THÁI
Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật bón phân cho cây măng cụt, kỹ thuật trồng măng cụt, kỹ thuật trồng và chăm sóc, nấm đối kháng trichoderma, phân bón cho cây, phân bón cho cây ăn trái, phân bón cho măng cụt, thuốc trừ sâu sinh học, vi sinh trừ nấm bệnh, vi sinh trừ sâu
TIN LIÊN QUAN
- Cách làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học đơn giản và hiệu quả nhất (20/07/2024)
- Cách sử dụng bột Chế phẩm EM gốc ủ phân bón (16/07/2024)
- Cách điều trị bệnh gan tụy cho tôm thẻ hiệu quả nhất (03/04/2024)
- BOKASHI là gì ? Mua BOKASHI ở đâu uy tín chất lượng ? (04/08/2023)
- Cách ủ Cá làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất (11/03/2023)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !