Quy trình kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu đạt năng suất và hiệu quả cao nhất

Với ưu điểm dễ nuôi, năng suất cao, mô hình nuôi chim bồ câu ngày càng được phổ biến rộng rãi. Người nuôi khi thực hiện mô hình này cần chú ý tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật.


Với ưu điểm dễ nuôi, năng suất cao, mô hình nuôi chim bồ câu ngày càng được phổ biến rộng rãi. Người nuôi khi thực hiện mô hình này cần chú ý tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật.

Để tối ưu hóa được năng suất nuôi chim bồ câu, VƯỜN SINH THÁI sẽ đồng hành cùng bà con để tìm hiểu rõ các quy trình kỹ thuật sau đây:

Xây dựng chuồng

Chọn địa điểm nuôi thoáng mát, sạch sẽ, phù hợp môi trường tự nhiên cho chim, có đủ ánh sáng mặt trời. Chuồng có mái cao ráo, tránh được mưa gió và được đặt ở nơi yên tĩnh.

Mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng sinh học không mùi hôi

Chuồng nuôi chim sinh sản (trên 6 tháng tuổi): Được làm bằng nan tre, ghép lại thành phên. Nên chia thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim. Kích thước mỗi ô: cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới, bởi trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu có thể tiếp tục đẻ. Ổ đẻ có đường kính 20 – 25 cm, cao 7 – 8 cm. Ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa; khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh, thay rửa thường xuyên. Phía trước ô chuồng khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim ra vào. 

Chuồng chim hậu bị (2 – 6 tháng tuổi): dài 6 m; rộng 3,5 m; cao 5,5 m. 

Chuồng nuôi chim thịt (21 – 30 ngày): cao 60 cm, rộng 50 cm. Mật độ nuôi 45 – 50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn. 

Thông thường trong diện tích 200 m2 có thể nuôi 70 cặp chim bố mẹ; trong đó có 50 m2 làm tổ cho bồ câu đẻ, ấp, còn lại là khu nuôi bồ câu thịt, khu vực bồ câu nghỉ ngơi trước khi đẻ.

Kỹ thuật chọn giống và mật độ nuôi

Để chim bồ câu đẻ nhiều, nuôi con tốt, cần chọn chim bố mẹ khỏe mạnh, mỏ xẻ, không dị tật, hoạt động nhanh nhẹn, đuôi nhọn, lông dày và mượt… Nên chọn chim đã được ghép đôi.

Nếu nuôi nhốt, mỗi ô chuồng nuôi là 1 đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng lớn, mật độ là 6 – 8 con/m2. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi chim sinh sản.

Chế độ ăn và cách cho ăn

Nên cố định giờ cho chim ăn để tạo thói quen, thông thường cho chim ăn 2 – 3 lần/ ngày vào 6 giờ sáng và 13 giờ chiều. Chim bồ câu ưa chuộng ngô, thóc, gạo, đậu xanh, đỗ tương… Lượng thức ăn thích hợp khoảng 0,1 – 0,15 g/con. Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là thức ăn tổng hợp. Có thể cho ăn ngô, bột đậu xanh, lúa trộn với thức ăn công nghiệp cho gà, vịt. Thức ăn cho chim bồ câu có thể phối trộn theo công thức: 40% đậu xanh, 30% ngô, 20% gạo và 10% lúa. Cũng có thể trộn gạo, lúa với thức ăn công nghiệp dành cho gà để giảm chi phí. 

Cùng đó, cần tăng cường thêm một số chất khoáng vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt. Khoáng bổ sung được trộn theo công thức: khoáng premix 85%, muối ăn 5%.

Luôn đủ nước cho chim uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ và được thay thường xuyên. Có thể bổ sung vào nước, vitamin để phòng bệnh cho chim. Để đơn giản và tối ưu hóa được hiệu quả chăn nuôi, cho chim uống 2 ngày 1 lần bằng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Mô hình nuôi chim câu làm giàu bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái của nhà anh Khanh tại Lạng Giang – Bắc Giang

Sử dụng máng ăn, máng uống để nuôi chim bố, mẹ. Máng ăn dài 15 cm, rộng 5 cm, sâu 5 – 10 cm, có thể dùng máng bằng tre, gỗ hoặc bằng tôn. Máng uống có đường kính 5 – 6 cm, cao 8 – 10 cm, đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng cốc nhựa, lon bia…

Chăm sóc

Trong quá trình nuôi chim sinh sản, cần thường xuyên theo dõi, đồng thời tuyển chọn trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Sau khi trứng đẻ 5 ngày, soi trứng, nếu thấy không có trống cần loại bỏ ngay, sau đó dồn trứng cùng đẻ 1 ngày để ấp. Cứ 3 cặp chim nở, dồn cho 2 cặp nuôi, cặp còn lại 7 ngày sau cho đẻ tiếp.

Chim bồ câu có tập tính đẻ vào 3 – 5 giờ chiều, vì vậy cần giữ yên lặng, không đi lại xung quanh tổ, vì nếu hoảng loạn thì chúng sẽ ngừng đẻ. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên chăm sóc cho chim để chim gần gũi với chủ hơn, tránh các tác động. Nuôi chim từ lúc càng non càng tốt. 

Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng việc ấp trứng lại bị ảnh hưởng rất nhiều. Bản năng ấp trứng của chim bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày, thời gian chiếu sáng tối thiểu là 13 giờ. Do đó, yêu cầu thiết kế chuồng trại thoáng, đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho chim. Vào mùa đông, ở miền Bắc cần lắp bóng đèn chiếu sáng vào ban đêm trong thời gian chim ấp. 

Pha nước muối nhạt để chống rệp cho chim, định kỳ 1 lần/tuần. Chuồng trại lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Phòng bệnh

Để chim khỏe mạnh, đề kháng tốt, bà con có thể sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho chim uống 2 ngày 1 lần. Đồng thời chú ý tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

Định kỳ 2 – 3 tháng dọn dẹp lại chuồng trại cho chim, sửa chữa, làm mới những chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng.

Hàng ngày rửa máng ăn, máng uống để tránh chim uống phải nước bẩn, thức ăn bị lên men. Trước khi vận chuyển chim cần sát trùng lồng vận chuyển.

► XEM THÊM Bí quyết Chăn nuôi hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng bão giá !

TGGC | VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348

Tags: cách nuôi chim bồ câu, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, chim bồ câu, kỹ thuật nuôi chim bồ câu, mô hình nuôi chim bồ câu, nhà nông làm giàu, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi chim bồ câu nhốt chuồng

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !