Skip to main content

Quy trình kỹ thuật nuôi Tôm càng xanh làm giàu !

Ngoài việc tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm cành xanh thì việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là cách để nhiều hộ nuôi tôm càng xanh ngăn chặn dịch bệnh đồng thời giúp tôm lớn nhanh và duy trì ổn định môi trường ao nuôi.


Ngoài việc tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm cành xanh thì việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là cách để nhiều hộ nuôi tôm càng xanh ngăn chặn dịch bệnh đồng thời giúp tôm lớn nhanh và duy trì ổn định môi trường ao nuôi.

Vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ đẻ (có độ mặn 6 – 18‰) và ấu trùng nở ra sống phù du trong nước lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.

NUOI TOM CANG XANH.png

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH

– Môi trường sống: 

Tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiệt rộng từ 18 – 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 – 31oC; cần ánh sáng vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi; mức pH thích hợp nhất là 6.5 – 8.5, pH dưới 5 thì tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ.
Khi gặp môi trường có pH thấp, tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Môi trường sống phải có ôxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ.
Tôm cũng thích hợp ở nồng độ muối từ 0 – 16‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông, ven biển.

– Giới tính: 

Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai.
Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng.
Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Tôm cái thường mang trứng sớm, ít ăn, chậm lớn nên có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

– Tập tính ăn: 

Tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu). Là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi, nên điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.
Tôm thường bò trên mặt đáy ao, bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Trong thời gian ấp trứng, tôm cái có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm càng xanh có đặc tính loài đáng lưu ý là nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nên khi nuôi tôm thương phẩm phải đề phòng hiện tượng này để có giải pháp thích hợp.
Tôm càng xanh trưởng thành thường kiếm ăn ở tầng đáy, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước hướng di chuyển. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi thiếu thức ăn hay bị mềm yếu nên trong vùng nuôi cần có những bó chà để tôm trú ngụ khi lột.

– Lột xác: 

Giống như các loài giáp xác khác, để sinh trưởng, tôm càng xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ, sau mỗi lần lột xác là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. 

Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau, cho tới khi chúng đạt kích cỡ 35 – 50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi, nên có hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Đây là ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực.
Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường… Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu ôxy để lột vỏ. 
Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được. Dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước khi lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3 – 6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.

– Thức ăn

+ Loại thức ăn: Tốt nhất nên cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp, có độ đạm từ 25 – 35%. Giai đoạn đầu có thể sử dụng thức ăn cho tôm sú hoặc thẻ chân trắng. Giai đoạn sau có thể sử dụng xen (1 lần/ngày) thức ăn tự chế biến để hạ giá thành.
Thức ăn cho tôm giai đoạn còn nhỏ (1 tháng đầu)
Dùng thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%. Thức ăn được rải đều khắp ao. Lượng cho ăn lúc mới thả giống chiếm 30% trọng lượng thân. Cho ăn 4 lần/ngày. Tôm ăn thức ăn là do ngửi thấy mùi, chứ không phải nhìn thấy. Ở giai đoạn nhỏ (1 tháng đầu sau khi thả) tôm bắt được thức ăn qua bơi lội và hầu hết là thức ăn tự nhiên (động vật phù du). Giai đoạn này cơ quan xúc giác phát triển chưa đầy đủ nên chúng chưa thể tìm mồi tốt, thức ăn cần rải khắp ao, cũng có thể trộn thức ăn chế biến và tươi sống để gây mùi. Các giai đoạn tiếp theo cơ quan thính giác của tôm phát triển hoàn chỉnh và tự đi tìm thức ăn được nên có thể cho tôm ăn ở những điểm nhất định trong ao.
Thức ăn cho tôm giai đoạn lớn (tháng thứ 2 đến lúc thu hoạch)
Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm là 30% khi tôm 2 – 3 tháng tuổi, 25% khi tôm 4 – 6 tháng tuổi.

+ Phương pháp cho ăn: Thời gian đầu rải khắp ao, về sau cho ăn tập trung.

+ Số lần cho ăn: từ 2 – 3 lần/ngày.

+ Liều lượng cho ăn (cho 10.000 con giống): tham khảo theo bảng 1.

Bảng 1. Khẩu phần cho tôm ăn


* Lưu ý: Liều lượng cho ăn phụ thuộc vào khả năng bắt mồi của tôm, thời tiết, thông qua thức ăn còn lại trong nhá.

– Quản lý môi trường ao nuôi: 

Cần duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng tối ưu hoặc trong các trường hợp có sự thay đổi, thì biên độ của sự thay đổi càng nhỏ là càng tốt.

Bảng 2: Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

– Quản lý bệnh trên tôm càng xanh: 

Hiện nay hình thức nuôi tôm càng xanh thương phẩm chủ yếu theo dạng quảng canh cải tiến nuôi trong ruộng lúa và bán thâm canh trong các diện tích nhỏ, nuôi mật độ thưa, do đó bệnh xảy ra trong nuôi tôm càng xanh không đáng kể. Tuy nhiên, qua theo dõi thực tế nuôi thì một số bệnh phổ biến sau thường xảy ra khi nuôi tôm càng xanh bán thâm canh và thâm canh.

+ Bệnh đốm nâu: sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và từ từ chuyển sang màu đen, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.
Tôm bị bệnh yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp, Aeromonas sp…
Khi tôm bị bệnh, người nuôi cần tiến hành thay dần nước ao, trộn thuốc Oxytetracyclin với nồng độ 0,1g/kg thức ăn, cho ăn ngày 1 lần trong 5-10 ngày.
Để kiểm soát phòng ngừa bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh, người nuôi cần cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường chỗ trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm, tránh hiện tượng ăn thịt lẫn nhau, giữ chất lượng nước ao luôn tốt.

+ Bệnh đóng rong: thường xuất hiện vào tháng nuôi thứ 3 trở đi. Khi quan sát trên vỏ tôm có bám nhiều rong, tỷ lệ khoảng trên 10%. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nguồn thức ăn thiếu dinh dưỡng, làm cho thời gian lột xác kéo dài. Cần bổ sung thức ăn có dinh dưỡng cao hơn giúp tôm nhanh lột xác.

+ Bệnh mềm vỏ: thường xuất hiện trong nuôi tôm càng xanh thâm canh. Tôm lột xác xong vỏ chậm cứng kéo dài 5-6 giờ, bình thường sau khi lột 1-2 giờ là vỏ cứng. Hiện tượng này xảy ra do nguồn nước cấp có độ cứng thấp, trong thức ăn thiếu hụt canxi và phospho. Bón CaCO3 liều lượng 200-300kg/ha ao giúp tôm lột xác nhanh cứng vỏ.

BÍ QUYẾT LÀM GIÀU TỪ NUÔI TÔM CÀNG XANH

Ngoài việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm cành xanh thì việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là cách để nhiều hộ nuôi tôm càng xanh ngăn chặn dịch bệnh đồng thời giúp tôm lớn nhanh và duy trì ổn định môi trường ao nuôi.

Mô hình nuôi Tôm sinh học nhà ông Vũ Đình Lực tại Quảng Yên – Quảng Ninh

Trong số các dòng chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay thì Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là 1 trong những dòng chế phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mong muốn của người nuôi tôm.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là gì ?

Là Chế phẩm được chiết xuất từ rong rêu, tảo biển… các phụ phẩm trong Nông nghiệp. Sản xuất theo Công nghệ Nano tiên tiến kết hợp với Công nghệ sinh học hiện đại. Là giải pháp Nông nghiệp Công nghệ cao đem lại năng suất cao và hiệu quả bền vững !

Trong thành phần gồm có: 18 loại axit amin, Khoáng chất vi lượng, đa lượng, trung lượng, Các vitamin, Các loại men (enzym), Các chủng vi sinh vật hữu ích.. 

– Có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, dưỡng khí (hàm lượng DO tăng) cho môi trường nước, phân giải các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại, hỗ trợ các VSV có lợi phát triển, ức chế VSV gây hại, tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ hải sản phát triển.
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho tôm, giúp tôm luôn ở trong trạng thái cân bằng sinh trưởng tốt nhất. Tôm hấp thu thức ăn tốt, nở ruột lớn nhanh và hạn chế tối đa các bệnh về đường ruột, gan tụy. Giảm tỷ lệ hao hụt con giống, nâng cao sản lượng, chất lượng.

– Cách sử dụng:

+ Cho ăn: Dùng 100ml Chế phẩm trộn với 1 kg cám, để sau 5 phút rồi đem cho tôm ăn. Cho ăn cách nhật, 2 ngày cho ăn một lần, mỗi lần cho ăn với lượng thức ăn tương ứng 40-50% lượng thức ăn trong ngày. Cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.
 + Xử lý và duy trì môi trường nước:
 * Cách sử dụng: Dùng 100ml Chế phẩm và 2 lít rỉ mật đường (hoặc đường nâu) hòa tan trong 40-50 lít nước sạch. Để sục khí (hoặc thường xuyên khuấy đảo) trong vòng 60 phút sau đó dùng hỗn hợp té đều lên diện tích mặt nước ao hồ nuôi.
 * Khối lượng và tần suất sử dụng: Trong trường hợp bình thường, dùng 100ml Chế phẩm té đều cho 2000m2 nước với tần suất 15-20 ngày xử lý một lần. Trong trường hợp ao – hồ bị ô nhiễm nặng, dùng 100ml Chế phẩm té đều cho 600-700m2 nước với tần suất 3-7 ngày xử lý một lần.

VƯỜN SINH THÁI

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348 

Tags: chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học nuôi tôm, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật nuôi tôm, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm càng xanh làm giàu, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm làm giàu, nuôi tôm sinh học, quy trình nuôi tôm càng xanh, vi sinh EM

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !