Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đang được coi như chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề của nghề nuôi thủy sản như: môi trường, dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vai trò của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đang được coi như chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề của nghề nuôi thủy sản như: môi trường, dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối phó nguy cơ từ mầm bệnh
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và rác thải khác tồn đọng dưới đáy ao nuôi; hóa chất, kháng sinh tồn dư đọng lại mà không được xử lý. Đây là nơi sinh sống của vi sinh vật gây thối, có hại, sinh ra khí độc Amoniac, Nitrit, Hydrogen, Sunphua,…. Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.
Vi sinh vật gây bệnh được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc gây bệnh cơ hội. Một khi sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong ao nuôi bị phá vỡ, các vi sinh vật có hại sẽ phát triển ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác để gây bệnh cho cá, tôm.
MÔ HÌNH NUÔI TÔM XUẤT KHẨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
Giải pháp khắc phục
Giải pháp khắc phục thực trạng trên đó là ứng dụng những dòng chế phẩm sinh học thế hệ mới nhằm cải thiện môi trường nước, tạo điều kiện cho thủy sản phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm chi phí đầu vào, giúp người dân vượt qua những giai đoạn khó khăn khi giá nông sản không ổn định. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái được coi là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi.
Với các thành phần có trong chế phẩm như: các acid amin; các khoáng chất đa, vi lượng; các vitamin; men hoạt tính sinh học cùng với thành phần không thể thiếu trong các Chế phẩm sinh học học đó là các chủng vi sinh vật hữu ích sẽ cải thiện môi trường nuôi, bổ sung dinh dưỡng và ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật gây hại cho vật nuôi thủy sản. Đặc biệt Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là một sản phẩm sạch, không sinh độc tố, không gây bệnh cho vật chủ và không ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái môi trường.
CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI SỬ DỤNG CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đối với nuôi trồng thủy sản có tác dụng chính: Bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi thủy sản tăng trưởng tốt hơn; Cải tạo môi trường nước, giảm lượng hữu cơ bùn đáy; Hỗ trợ tôm, cá tiêu hóa thức ăn, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng; Khống chế sinh học, thông qua hoạt động sinh trưởng và phát triển của các nhóm vi sinh vật có lợi, chúng có khả năng sinh trưởng nhanh, mạnh để cạnh tranh dinh dưỡng, năng lượng với các vi sinh vật có hại. Từ đó, làm cho các chủng vi sinh vật có hại giảm dần về số lượng và chủng loại.
Ngoài ra, một số dòng vi khuẩn có ích trong Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái còn có khả năng sinh ra các chất kháng khuẩn, ví dụ bacteriocin, để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong ao.
Cách sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI trong nuôi trồng Thủy sản
Dung tích sản phẩm: 100ml (dạng dung dịch cô đặc)
Công ngệ sản xuất: Nano sinh học
Phạm vi sử dụng: Dùng cho nuôi trồng thủy sản (tôm, các, baba, ếch …), xử lý môi trường ao nuôi
Kỹ thuật sử dụng: (Tính theo lượng thức ăn)
1. Nuôi tôm nước mặn, nước lợ
– Xử lý môi trường ao nuôi:
+ Xử lý ao lắng: Tháo cạn và vệ sinh ao, đầm, loại bỏ các loài địch hại (cua, ốc, côn trùng, cá tạp…), bón vôi, phơi đáy 5-10 ngày. Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc). Sau để lắng 3-5 ngày, dùng 100ml SP pha với 50 lít nước trộn với 1-1,5kg đường ăn để 20-30 phút rồi té đều cho 500-800m3 nước. Chạy quạt nước 2-3 ngày.
+ Xử lý ao, đầm nuôi tôm: Cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi (qua nhiều lớp túi lọc dày) đến khi nước trong ao nuôi đạt yêu cầu (1,2-1,5m). Để lắng 2 ngày rồi sử dụng SP VST tạo màu nước như sau:
Dùng 3kg mật đường + 1kg cám gạo + 3kg bột đậu nành trộn đều cho 20-30ml SP VST ủ trong 12-16h sau đó bón xuống ao, đầm nuôi tôm với lượng 2-3kg/1000m3. Xử lý liên tục trong 2-3 ngày, mỗi ngày một lần vào 9-10h sáng cho đến khi độ trong của nước đạt 30-40cm (hay nước có màu vàng; nâu nhạt hoặc màu xanh của vỏ đậu) thì tiến hành thả giống.
– Sử dụng SP Vườn Sinh Thái cho tôm ăn:
+ Giai đoạn sau 30-45 ngày thả tôm giống: Dùng 1ml SP pha với lượng nước vừa đủ trộn với 0,5kg thức ăn hỗn hợp tinh.
+ Giai đoạn sau 2 tháng thả tôm giống đến thu hoạch: Dùng 1ml SP pha với lượng nước vừa đủ trộn đều với 1-1,5kg thức ăn hỗn hợp tinh.
Mô hình nuôi Tôm nhà ông Vũ Đình Lực tại Quảng Yên -Quảng Ninh
2. Nuôi cá nước ngọt
– Đối với cá giống: Dùng 100ml SP pha với 50-60 lít nước sạch trộn với 1-1,5kg đường ăn té đều cho 300-500m3 nước. 15-30 ngày xử lý 1 lần.
– Đối với nuôi cá thịt thương phẩm:
+ Trước khi thả cá giống 10-15 ngày: Tháo cạn nước, bón vôi, phân hữu cơ hoai mục, phơi đáy ao (vùng phèn chua không nên phơi đáy trong thời gian dài). Sau đó lấy nước đạt 2/3 yêu cầu, ngâm 5-7 ngày. Dùng 100ml SP pha với 50-60 lít nước trộn với 1kg đường ăn té đều cho 500-1000m3. Sau 7-10 ngày lấy nước tiếp vào ao sao cho đạt yêu cầu rồi mới thả giống (diệt cá tạp, cá dữ trước khi thả cá giống).
+ Thời kỳ cá còn nhỏ: Dùng 1ml SP pha với lượng nước vừa đủ trộn đều với 0,5kg thức ăn tinh (thức ăn hỗn hợp tự chế hoặc thức ăn công nghiệp).
+ Thời kỳ cá lớn: Dùng 1ml SP pha với lượng nước vừa đủ trộn đều với 1kg thức ăn tinh (hoặc 2-2,5kg thức ăn xanh).
Lưu ý: 2 ngày sử dụng SP VST một lần. Lượng thức ăn pha trộn với SP VST phải bằng 50-70% khẩu phần ăn/ngày (thời kỳ cá nhỏ) và 30-50% khẩu phần ăn/ngày (thời kỳ cá lớn). Thức ăn sau khi pha trộn ngâm 20-30 phút mới cho ăn.
– Xử lý môi trường ao, đầm nuôi thủy sản: Dùng 100ml SP pha với 50-60 lít nước rồi trộn đều với 1kg đường ăn. Hỗn hợp sau khi pha trộn để 30-45 phút sau đó té đều cho 500-800m3.Trước khi xử lý cần loại bỏ thảm thực vật trên mặt ao.
Mô hình nuôi Cá rô phi nhà Bác Ngô Chí Hà tại Diễn Châu – Nghệ An
3. Nuôi Ba ba, ếch
– Cho ăn: Dùng 1ml SP pha với lượng nước vừa đủ rồi trộn đều với 0,5-1kg thức ăn tươi sống(hoặc cám công nghiệp).
– Xử lý môi trường nuôi: Dùng 100ml SP pha với 50-60 lít nước rồi trộn đều với 1kg đường ăn. Sau 20-30 phút té đều cho 300-500m3 nước.
Tìm hiểu thêm về Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đối với nuôi trồng thủy sản > XEM THÊM
Chế phẩm sinh học, chế phẩm vườn sinh thái, dịch bệnh, môi trường, nuôi cá, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thủy sản việt nam, thuysanvietnam, Vai trò của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong nuôi trồng thủy sản
TIN LIÊN QUAN
- Cách làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học đơn giản và hiệu quả nhất (20/07/2024)
- Cách sử dụng bột Chế phẩm EM gốc ủ phân bón (16/07/2024)
- Cách điều trị bệnh gan tụy cho tôm thẻ hiệu quả nhất (03/04/2024)
- Sức Mạnh của Thảo Dược Trong Điều Trị Bệnh Phân Trắng ở Tôm: Hướng Dẫn Mới cho Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản (15/11/2023)
- BOKASHI là gì ? Mua BOKASHI ở đâu uy tín chất lượng ? (04/08/2023)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !