Kỹ thuật bón phân trồng khoai lang hiệu quả nhất

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 20-30 tấn thân lá/ha.


Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 20-30 tấn thân lá/ha.

Để trồng khoai lang thu được năng suất và hiệu quả cao, bà con cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Về giống: Chọn giống khoẻ mạnh không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, tuổi dây trung bình 50-75 ngày.
  • Muà vụ: Vụ Đông (từ gần cuối tháng 08 đến 10/09), Vụ Xuân Hè (từ giữa tháng 02 đến đầu tháng 03)
  • Làm đất: Thực hiện cày bừa kỹ tơi xốp dọn sách cỏ và các bã thực vật tồn dư.
    Thường xuyên giữ ẩm cho đất (độ ẩm trung bình 65 – 80%).
    Nếu khoai gặp khô hạn thì cho nước vào rãnh ngập cao 1/2 – 2/3 luống khoai, sau đó rút nước.
    Việc bấm ngọn: thực hiện sau trồng từ 25 – 30 ngày. Cần quan tâm nhấc dây làm đứt rễ con nhằm dồn dinh dưỡng về củ. Nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không làm đảo dây, không làm thương tổn đến thân lá .
    Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp phòng trừ thích hợp .
  • Phòng trừ sâu bệnh: Khoai lang thường bị các bệnh như bọ hà, sâu khoang, sâu cắn rễ…
    Do vậy: cần dọn sạch đất truớc trồng, thu hoạch củ không quá trễ để tránh bọ hà phát triển, nên dọn sạch những củ bị bọ hà để tránh lây lan những củ khác. Cần thiết dùng đến các thuốc trừ sâu sinh học, trừ nấm bệnh sinh học NEEM NANO
  • Thu hoạch: khi thấy dây khoai có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phiá gốc ngã sang màu vàng, moi củ lên thấy vỏ nhẵn, ít nhựa thì có thể thu hoạch.

Cách bón phân trồng khoai lang

1./ Bón khi làm đất:

Sau khi cày xới thu dọn sạch các bã thực vật còn tồn dư, tiến hành bón đồng loạt phân hữu cơ vi sinh lượng bón trung bình 2,5-03 tấn/ha.
Thực hiện cày xới đều cho phân vi sinh được trộn đều trong đất. Với tác dụng của CaO, Dolomite sẽ giảm lượng phèn (axit) trong đất cùng hoạt tính của nhóm vi sinh phân giải lân, phân giải Celluloze như Bacilius SP, Trichoderma spp giúp phân giải nhanh các bã thực vật còn tồn dư, kháng trừ các nấm bệnh, đặc biệt với tác động của hoạt chất Nichotine hạn chế tác hại của con bọ hà, sùng đất và các loại sâu đục thân và côn trùng có hại khác.

2./ Sau khi lên liếp:

Bón giữa luống trước khi đặt hom giống. Lượng bón trung bình 800kg Phân khoáng vi lượng .

3./ Bổ xung dinh dưỡng đợt 1 (sau khi trồng 10-15 ngày):

Sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua thân và đất giúp dây khoai phát triển lá, nách mầm và sinh trưởng nhanh hơn. Ngoài ra còn phòng được các loại nấm bệnh ngay khi trồng.
Cách pha: 100ml chế phẩm sinh Vườn Sinh Thái pha cho 200-250 ít nước, phun váo sang sớm hoặc chiều má…

4./ Bón phân đợt 2:

Kết hợp bón NPK xuống gốc đồng thời phun tiếp lần 2 với Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái kèm theo Chế phẩm Trichoderma NANO để phòng nấm bệnh cho cây…
Cách pha: 1 chai Chế phẩm Vườn Sinh Thái + 1 viên Chế phẩm Trichoderma NANO pha cho 200-250 ít nước, phun váo sáng sớm hoặc chiều mát…

5./ Phun xịt đợt 3:

Tùy vào hàm lượng dinh dưỡng của đất mà liều lượng phun Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trung bình phun 9-11 lần trong vụ có thể kết hợp với canxi-bo hoặc KALI hữu cơ…..pha theo đúng tỷ lệ, mỗi kỳ phun cách nhau từ 10-15 ngày.
Ngưng phun 10 ngày trước khi thu hoạch.

KS. Kim Liên | VƯỜN SINH THÁI

Tags: bón phân cho khoai lang, bon phan khoai lang, cách trồng khoai lang, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm trichoderma, chế phẩm vườn sinh thái, Ky thuat bon phan cho cay khoai lang, ky thuat bon phan cho khoai lang, ky thuat bon phan khoai lang, kỹ thuật phun phân bón lá cho khoai lang, luong phan bon thuc cho khoai lang, nấm đối kháng trichoderma, phân bón cho khoai lang, phan bon khoai lang, phân bón lá, phân bón sinh học, trichoderma

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !