Skip to main content

Cách làm đệm lót sinh học cho Bò quả nhất

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò được làm đơn giản từ các nguyên liệu sẵn có kết hợp với chế phẩm vi sinh, chi phí thấp, khu vực chuồng không phát sinh mùi hôi thối của phân và tiết kiệm được công sức lao động


Làm đệm lót sinh học cho Bò là 1 trong những giải pháp chăn nuôi bền vững, xử lý triệt để được mùi hôi thối chuồng trại. Giảm thiểu tối đa vấn đề bệnh dịch. Giúp Bò khỏe mạnh, mau lớn, vỗ béo, tăng trọng nhanh.

Ưu điểm khi làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi Bò:

  • Giảm triệt để mùi hôi thối chuồng trại
  • Tiết kiệm thời gian và công sức lao động (chăm sóc, dọn chuồng.. )
  • Bò sạch sẽ, khỏe mạnh, ít bệnh, tăng trưởng nhanh
  • Tận dụng nguồn phân chuồng làm phân bón cho cây trồng

Cách làm đệm lót sinh học cho Bò hiệu quả nhất

Đệm lót sinh học thảo dược BIO-GREEN cho Bò

Để làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi bò thì nền chuồng phải là nền đất. Còn nếu là nền xi măng thì cần tạo rãnh hoặc đục lỗ (mỗi lỗ rộng khoảng 4cm2, khoảng cách 2 lỗ là 30cm).

cach-lam-dem-lot-sinh-hoc-cho-bo

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm đệm lót sinh học cho bò (Áp dụng cho diện tích chuồng 20m2)

+Trấu hoặc sơ dừa (30%) và (70%) mùn cưa hoặc tốt nhất là lõi ngô nghiền: Số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 30-40cm

Chú ý: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.

+ 1-2kg Đệm lót sinh học BIO-GREEN (sử dụng cho 20m2 chuồng)

Đệm lót sinh học thảo dược BIO-GREEN cho Bò

2. Các bước tiến hành làm đệm lót sinh học cho bò

• Bước 1: Rải lớp mùn cưa/trấu dày 10-15 cm

• Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30% (bốc một nắm mùn cưa/trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được/ quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được).
Lưu ý, khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa/trấu ẩm đều và làm phẳng mặt.

• Bước 3: Sau đó chia đều lượng men BIO-GREEN rắc trực tiếp lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 30-40cm.

• Bước 4: Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót. Khoảng 5 ngày sau thả Bò, Dê.. vào.

• Bước 5: Thả Bò, Dê.. vào nuôi tầm 5-10 ngày đầu rắc 0.5kg BIO-GREEN lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền

• Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót sinh học cho bò: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg gói men BIO-GREEN lại 1 lần đối với Bò trọng lượng ≤ 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg BIO-GREEN lại 1 lần đối với Bò trọng lượng ≥ 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.

Lưu ý:
– Trước khi thả Bò vào chuồng nhặt phân Bò có sẵn bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho Bò có thói quen thải phân một chỗ.
– Mật độ nuôi: Bò lớn: 1 con/1,2-1,5 m2; Bò nhỏ: 1 con/ 0,8 – 1 m2 (Mùa đông 1 con 0.5 – 0.6 m2). Qua các nghiên cứu cho thấy, với mật độ này sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót.

VƯỜN SINH THÁI

Tags: cách làm đệm lót cho bò, cách làm đệm lót sinh học cho bò, đệm lót bio-green, đệm lót sinh học, đệm lót sinh học cho bò, đệm lót sinh học thảo dược, hướng dẫn làm đệm lót cho bò, kỹ thuật nuôi bò, men rắc chuồng, men vi sinh rắc chuồng, vỗ béo bò, xử lý mùi hôi chuồng trại

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !