Skip to main content

Bệnh xì gồm chảy mủ trên cây ăn trái. Biện pháp phòng trị hiệu quả nhất

Bệnh xì gôm chảy mủ là loại bệnh rất phổ biến trên cây ăn trái. Bệnh này do nấm Phytophthora sp. gây ra, chúng tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, cây sẽ bị suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.


Bệnh xì gôm chảy mủ là loại bệnh rất phổ biến trên cây ăn trái. Bệnh này do nấm Phytophthora sp. gây ra, chúng tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, cây sẽ bị suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.

Bệnh xì gôm chảy mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất, trong nước. Do có nguồn gốc thủy sinh, nên chúng ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại mạnh trong mùa mưa. Đây là loại bệnh thường gặp phổ biên trên các lọa cây ăn trái như: Cam, bưởi, xoài, táo, nhãn, sầu riêng, đu đủ..

Điều kiện phát triển bệnh xì gôm chảy mủ

– Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.

– Bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa cho những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ, không bón vôi…

– Nấm Phytophthora tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm

– Nấm Phytophthora sp. phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32oC, ẩm độ không khí từ 80 đến 95%, nhất là trong mùa mưa.

Triệu chứng bệnh xì gôm chảy mủ

– Triệu chứng bệnh trên cổ rễ, trên thân: Ban đầu, vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần, không mọc được lá non, các cành vượt và cả cành lớn bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần cả cây bị chết.

– Triệu chứng bệnh trên lá: Nếu nấm Phytophthora sp. gây hại xuống cả bộ rễ thì biểu hiện rất rõ ràng ở lá lá: lá vàng nhỏ không đều, mất màu xanh của diệp lục, gân lá cũng không còn màu xanh, cây còi cọc chậm phát triển, các đỉnh sinh trưởng khi mới phát sinh thường nhỏ, đôi khi xoăn và chết lụi dần vì “đuối sức” do bộ rễ không thực hiện được chức năng sinh lý (hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây).

– Triệu chứng bệnh trên trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen. Ban đầu bệnh xuất hiện từ cuống trái sau đó lây xuống xung quanh trái, bệnh phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần bên trong bị thối. Bệnh khiến trái sầu riêng rụng trước khi chín.

Biện pháp phòng trị bệnh xì gôm chảy mủ

+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.- Vào đầu mùa mưa, dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây (cao khoảng 1 mét, tính từ mặt đất lên) để phòng ngừa bệnh tấn công ở phần gốc thân cây.
+ Vào đầu mùa mưa, dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây (cao khoảng 1 mét, tính từ mặt đất lên) để phòng ngừa bệnh tấn công ở phần gốc thân cây.
+ Bón phân chuồng hoai mục, các chế phẩm sinh học phun qua lá đồng thời kết hợp sử dụng Nấm đối kháng Trichoderma để tạo nguồn vi sinh đối kháng ngăn chặn và hạn chế bệnh phát triển.

Kiểm tra vườn thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời

– Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng thuốc có hoạt chất Metalaxyl để phun xịt lên cây và tưới gốc. 
– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiệu trên trái, 7-10 ngày/ lần. 
– Trường hợp cây bị bệnh nặng (đã bị thối ở vỏ, thân, gốc) thì dùng dao cạo sạch vết bệnh, phơi nắng cho khô, rồi quét lên đó dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl hoặc các loại thuốc Ridomil, Mancozeb, Gekko, Ridozeb.. 

Sau một thời gian, cây sẽ lành bệnh và tái sinh vỏ mới. Tiến hành bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ, nấm đối kháng trichoderma Nano và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua lá để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.

► XEM THÊM Giải pháp ngăn chặn Tuyến trùng, Nấm bệnh triệt để với Nấm đối kháng Trichoderma !

► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

VƯỜN SINH THÁI

Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ: 0962 686 348

Tags: bệnh chảy nhựa, bệnh xì gôm chảy mủ, bệnh xì mủ gốc, cây ăn quả, cây ăn trái, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, nấm đối kháng, nhà nông làm giàu, nông nghiệp công nghệ cao, thuốc đặc trị bệnh xì mủ, trái non bị xì mủ, trichoderma, xì gôm chảy mủ

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !