Skip to main content

Biện pháp cải tạo ao nuôi cá hiệu quả nhất

Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sữa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 – 7 ngày. Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 – 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 – 4 lần


Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sữa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 – 7 ngày. Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 – 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 – 4 lần

1. Lợi ích của nuôi cá ao

– Kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản.
– Tiền vốn đầu tư cho nuôi cá thường thấp.
– Có thể tận dụng sức lao động của những lứa tuổi khác nhau và các sản phẩm nông nghiệp sản có trong gia đình để nuôi cá đạt hiệu quả cao.

2. Tiêu chuẩn ao nuôi cá

Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 – 1,5 m nước, ao có 1 lớp mùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 – 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần nuôi tránh lụt.
Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn.
Ao ở gần nguồn nước sạch, có thể chủ động cấp và thay được nước.
Ao nuôi nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Mô hình nuôi cá hiệu quả bằng Chế phẩm sinh học tại Hưng Yên

3. Biện pháp cải tạo ao nuôi cá

– Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sữa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 – 7 ngày.
– Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 – 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 – 4 lần.
– Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 – 10 kg/100m2 đáy ao. Mục đích của việc bón vôi là giảm độ chua phèn của ao nuôi , giữ cho độ pH trong ao được ổn định. Ngoài ra vôi còn có khả năng diệt trừ cá dữ, địch hại, mầm bệnh. Nên bón vôi vào những ngày nắng. Vôi cần được rãi đều trong ao và nên tập trung vào những vùng nước đọng có mạch nước rỉ màu nâu đá nhiều hơn. Có thể bón vôi quanh bờ ao để hạn chế phèn rỉ xuống ao nuôi .
– Sau khi tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100m2. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5-7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 – 0,4 m, ngâm 5 – 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Nước lấy vào ao cần phải lọc bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 – 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được.
– Nếu nước chưa lên màu có thể bổ sung thêm phân vô cơ gồm các loại: urê, lân, NPK. Có thể bón urê : lân với tỷ lệ 2 : 1, hoặc NPK, liều lượng bón khoảng 0,2 kg/100m2. Chú ý: phân phải được hoà tan vào nước riêng rẽ từng loại rồi tạt đều xuống ao chứ không bón nguyên hạt,
– Mục đích của việc bón phân nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho cá để sau khi thả là cá có sẵn thức ăn tự nhiên, cá sẽ ít hao hụt và chóng lớn.
– Để giúp ao luôn ổn định nguồn nước, giàu dinh dưỡng, ức chế tảo lam phát triển, bà con nên chú ý sử dụng Chế phẩm vi sinh tạt định kỳ


XEM THÊM ► Bí quyết nuôi Tôm, Cá lớn nhanh, ổn định nguồn nước

VƯỜN SINH THÁI

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348

Tags: ao nuôi cá, biện pháp xử lý ao nuôi cá, chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá, nuôi cá, vi sinh EM, xử lý ao, xử lý ao nuôi cá cách xử lý ao nuôi cá

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !