Skip to main content

Biện pháp chống rụng hoa rụng quả non trên Bưởi Diễn trong thời kỳ ra hoa đậu quả

Hiện tượng rụng hoa rụng quả non trên bưởi diễn đang là 1 vấn đề gặp phải ở nhiều nhà vườn. Nếu không có giải pháp kịp thời, sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người trồng bưởi.


Hiện tượng rụng hoa rụng quả non trên bưởi diễn đang là 1 vấn đề gặp phải ở nhiều nhà vườn. Nếu không có giải pháp kịp thời, sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người trồng bưởi.

Bưởi diễn thường ra hoa đậu quả vào tháng 1-2 âm lịch hàng năm, thời kỳ này thường trùng với đầu xuân nên thường hay gặp mưa kéo dài, độ ẩm cao, thời tiết âm u thiếu ánh sáng do đó hoa thường bị thối rụng hàng loạt, quả non bị rụng sinh lý chiếm tỷ lệ tương đối cao. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng hoa rụng quả trên cây Bưởi Diễn | VTC16

Đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết bất thường, trong nước mưa có hàm lượng acid cao nên hạt phấn dễ bị tổn thương, gây chết hạt phấn làm cho tỷ lệ thụ phấn thụ, tinh trên bưởi Diễn luôn ở mức thấp. Do đó để khắc phục hiện tượng trên khuyến cáo bà con tiến hành đồng thời các biện pháp kỹ thuật sau đây:

1. Yêu cầu kỹ thuật

+ Hoa ra sai, phân bố đồng đều về các phía, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao. Tỷ lệ đậu quả cao, cây sai quả, trọng lượng quả trung bình 600-1000g/quả là đạt yêu cầu, không để quả có vỏ dày, tép khô, phát triển mất cân đối.
+ Chùm hoa phân hóa trên cành mẹ nuôi từ lộc hè và lộc thu năm trước (vào tháng 5-6 năm trước).
+ Mầm hoa và hoa phân hóa đúng thời vụ, không quá sớm, không quá muộn. Nếu hoa phát triển muộn thường sẽ gặp những đợt mưa ẩm kéo dài ở đầu vụ làm hoa thối hỏng, rụng hàng loạt (trường hợp này xảy ra khi thu hoạch quá muộn). Những năm mưa kéo dài, rét muộn thường thấy lộc hoa phát triển rất sớm hoặc lộc đông phát sinh, phát triển mạnh (tháng 10-11 âm lịch), hoa ra thời điểm này có thể đậu quả ngay sau 1-2 tuần tuy nhiên các đợt quả này thường không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vì vậy bà con cần loại bỏ sớm. Do đó để ngăn chặn tình trạng ra hoa sớm, đậu quả không đúng thời vụ (trong năm, vào tháng 11 âm lịch) bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn, sức sinh trưởng của từng cây để chủ động đưa ra các biện pháp kỹ thuật tác động với mục đích kìm hãm lộc đông hoặc lộc hoa phát sinh quá sớm (tháng 11 âm lịch).
+ Bưởi thường ra nhiều đợt hoa, nếu đợt hoa 1 gặp điều kiện bất lợi từ thời tiết(mưa ẩm kéo dài ở đầu vụ) sẽ làm suy giảm sức sống của hạt phấn, hạt phấn bị chết, nấm bệnh phát triển mạnh làm thối rụng hoa hàng loạt. Ngay sau đó ít ngày nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi bưởi Diễn sẽ phát sinh, phát triển đợt hoa kế tiếp (hoa 2) tuy nhiên những đợt hoa tiếp theo (hoa 3-4) thường không cho chất lượng quả cao, nếu để sẽ ảnh hưởng tới vụ sau.

2. Những khó khăn gặp phải trong thời kỳ chăm sóc Bưởi ra hoa – đậu quả

+ Mưa nhiều, ẩm cao kéo dài làm thối hoa, rụng hoa.
+ Mưa acid làm hạt phấn hỏng, nhụy mất chức năng sinh lý.
+ Nấm bệnh gây hại hoa, làm suy giảm chất lượng hạt phấn, giảm tỷ lệ đậu quả.
+ Sâu bệnh hại cây làm giảm sức đề kháng, làm tăng khả năng rụng quả non, khó giữ quả.

3. Chăm sóc bưởi diễn thời kỳ ra hoa đậu quả

Điều kiện thời tiết bất thường, mưa phùn nhiều, trong nước mưa có hàm lượng acid cao nên hạt phấn dễ bị tổn thương, gây chết hạt phấn làm cho tỷ lệ thụ phấn thụ, tinh trên bưởi Diễn luôn ở mức thấp. Do đó để khắc phục hiện tượng trên khuyến cáo bà con tiến hành đồng thời các biện pháp kỹ thuật sau đây:

+ Hạn chế tối đa và kìm hãm lộc đông phát sinh, phát triển vào khoảng trước thu hoạch 15 ngày cho đến hết 15/12 âm lịch: Căn cứ tình thời tiết (đặc biệt là những năm mưa kéo dài, rét muộn), thường xuyên theo dõi động thái sinh trưởng, phát triển của vườn bưởi để có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm hạn chế quá trình phát sinh, phát triển lộc Đông hoặc lộc hoa sớm trước thời vụ (có thể dựa vào năng suất quả, đặc điểm hình thái của quả, màu sắc lá, độ dày lá, diện tích lá, mức độ phát triển bất thường của cành tăm, cành vượt…để đánh giá sức sinh trưởng của cây).
+ Chủ động thu hoạch sớm trước 15-25/11 âm lịch, tiến hành cắt tỉa tạo cho tán thông thoáng, loại bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh…
+ Những năm mưa kéo dài, rét muộn cần áp dụng các biện pháp tác động cơ giới (khoanh vỏ kết hợp chặt rễ, xiết nước triệt để) để đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ, hãm lộc, điều tiết cây phân hóa mầm hoa đợt 1 sớm (cuối tháng 12 – 1 âm lịch), tránh các đợt mưa xuân kéo dài vào cuối tháng 1 và tháng 2 âm lịch hàng năm.
+ Bón phân cân đối và đầy đủ (qua lá và gốc), hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV hóa học, ưu tiên sử dụng bón phân hữu cơ hoai mục (Bổ sung dinh dưỡng qua lá nên sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ⇒ một loại chế phẩm dễ sử dụng và thích hợp với cây ăn quả có múi).
+ Chủ động quản lý sâu bệnh: sâu vẽ bùa, nhện, rệp, rầy; bệnh đốm mắt cua, gỉ sắt, ghẻ sẹo do nấm…đặc biệt là thời kỳ cây đang ra hoa rộ, chuẩn bị thụ phấn, thụ tinh cần phun phòng thành 2-3 đợt các loại thuốc chống nấm khuẩn gây thối nhũn, hại hoa và quả non.
+ Thời kỳ đậu quả và nuôi quả non không để lộc phát sinh phát triển mạnh.

Mô hình trồng cây có múi ứng dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái tại Thanh Oai – THND 

Biện pháp chống rụng hoa rụng quả non trên Bưởi Diễn

Đảm bảo các tiêu chí: cây ra hoa tập trung, tỷ lệ thụ phấn thụ – tinh cao, hạn chế thối hoa, rụng quả non trên bưởi Diễn đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều, ẩm cao, thiếu ánh sáng…

► Thứ nhất: Trước khi hoa nở rộ (hoa ở dạng nụ, chưa bung cánh)

+ Phòng trừ sâu bệnh: Dùng thuốc trừ sâu + thuốc trừ nấm + Shellac EC phun đều lên tán lá.
+ Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận từ môi trường cho Hoa: Dùng 5ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha với 15 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun lướt, không phun đậm, không phun đi phun lại nhiều lượt tại thời điểm phun, nếu thừa có thể sử dụng để tưới hoặc phun xung quanh gốc theo hình chiếu tán của cây.

Lưu ý: Phun phòng trừ sâu bệnh và phun bổ sung dinh dưỡng bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái, cách nhau 5-7 ngày. Khi sử dụng thuốc BVTV nên ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học để phòng. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái bổ sung cân đối đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu, hạn chế hiện tượng rụng quả non do thiếu dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình nuôi quả, giúp quả non chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi từ điều kiện môi trường. Tuy nhiên cần lưu ý khi phun chế phẩm Vườn Sinh Thái không phun thừa, phun lướt, không phun lại nhiều lần, nếu phun quá nồng độ liều lượng cho phép có thể dẫn tới rụng quả non do sốc dinh dưỡng.

► Thứ hai: Thời kỳ hoa nở rộ, thời tiết mưa ẩm kéo dài, âm u, thiếu ánh sáng

Dùng hỗn hợp thuốc phun sau: Phun 2-3 lần; cách nhau 4-6 ngày/lần, phòng chống thối hoa, rụng hoa đồng thời phòng và trị sâu bệnh.

+ Dùng SUN-FLOWER 1000EC
+ Shellac 1000EC
+ N2-Oxyclorua đồng (kết hợp NBD1000EC/SC)
+ Thuốc trừ nấm đặc hiệu.

Tác dụng của việc làm này: Tăng khả năng hấp phụ ánh sáng cho bộ lá đồng thời chống thối hoa, rụng hoa hàng loạt, khó kiểm soát do mưa nhiều, độ ẩm cao kéo dài.

Lưu ý: Nếu đã sử dụng NBD1000EC/SC kết hợp với N2-Oxyclorua đồng thì không nên sử dụng các loại thuốc trị nấm bệnh hóa học độc hại. Thời kỳ này rất quan trọng, nếu không giữ được hoa thì bắt buộc phải thúc đợt hoa 2, đợt hoa 2 thường rủi ro hơn và thường tiểm ẩn nguy cơ mất mùa.

► Thứ ba: Thời kỳ rụng cánh hoa, đậu quả non

Dùng hỗn hợp thuốc sau để phun qua lá: phun 2-4 lần, định kỳ 5-10 ngày/lần.

+ Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: 5ml pha với 15 – 20 lít nước (tăng khả năng đậu quả, tăng khả năng giữ quả, hạn chế rụng quả sinh lý)
+ N2-Oxyclorua đồng kết hợp với thuốc NBD1000ppm dạng EC: Dùng NBD1000 EC/SC pha với nước theo tỷ lệ 1/50 – 1/40 (tức là 1 lít thuốc NBD1000 EC/SC pha với 40-50 lít nước phun qua lá, quả non.

Tác dụng của việc làm này: Phòng và trị bệnh do nấm khuẩn gây hại quả non, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khả năng giữ quả và phát triển cuống quả, chống rụng quả sinh lý.

► Thứ tư: Thời kỳ phát triển quả – quả có kích thước bằng hạt đậu tương trở đi

+ Bón bổ sung qua lá: Dùng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái (5ml pha với 15 lít nước) kết hợp với Shellac hoặc NBD1000.
+ Bổ sung dinh dưỡng qua rễ: Dùng đậu tương nghiền nhỏ kết hợp với lân đơn (bón nhẹ), nếu cây phát triển kém bổ sung thêm NPK 16-16-8-13S (bón nhẹ, chia làm 2 lần). Lượng sử dụng để bón bổ sung qua rễ phụ thuộc vào tuổi cây và năng suất thực thu vụ trước, sức sinh trưởng của cây ở thời điểm hiện tại. Đậu tương có thể bón vào tháng 2-3 và 5-6 âm lịch.
Cách bón qua rễ: Rắc trải đều lên bề mặt tính từ hình chiếu tán của cây trở vào phía gốc, cách gốc một khoảng rộng tùy tuổi cây (không bón ngay sát gốc).

Lưu ý chung: Ở thời kỳ cây đang mang quả non, thời kỳ này cây rất cần dinh dưỡng tập trung nuôi quả do đó cần hạn chế tối đa cây phát triển lộc Xuân, hạn chế càng nhiều càng tốt. Khi gặp điều kiện bất lợi về thời tiết, trên cây lại mang lộc xuân (ở tỷ lệ cao) thì quả non rất dễ bị rụng, khó kiểm soát. Tất nhiên hiện tượng rụng quả sinh lý là bình thường ở các cây ăn quả nói chung tuy nhiên chúng ta phải chủ động kiểm soát và điều tiết ở ngưỡng rụng sinh lý cho phép. Nếu xảy ra trường hợp phát triển mạnh lộc Xuân cần có những biện pháp can thiệp kịp thời do đó ở thời kỳ ra hoa rộ – đậu quả non người ra thường ưu tiên sử dụng các loại phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây từ từ, bền vững, không thừa hay thiếu dinh dưỡng (sử dụng đậu tương kết hợp tro bếp và lân đơn hạn chế tối đa việc sử dụng đạm hóa học).

► XEM THÊM Bí quyết làm giàu từ trồng Cây ăn trái bằng hướng đi sinh học bền vững

VƯỜN SINH THÁI

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962 686 348

Tags: cách chăm sóc bưởi diễn, chăm sóc bưởi diễn thời kỳ ra hoa, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, chống rụng quả non, kỹ thuật trồng bưởi diễn, nhà nông làm giàu, nông nghiệp công nghệ cao, phân bón cây, ra hoa đậu quả, rụng hoa rụng quả

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !