Các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ trên cây ăn quả
Trước khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không. Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài được
Việc xử lý cây ra hoa trái vụ giúp nhà nông thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên muốn được như vậy cũng phải tuân thủ quy luật sinh học của cây. Điều quan trọng nhất là phải làm đúng quy trình kỹ thuật.
Nhu cầu của thị trường đối với trái cây ăn quả là rất lớn, đặc biệt là vào những thời điểm lễ tết. Vì vậy để cây trồng ra hoa đậu quả trái vụ đang được rất nhiều nhà vườn chú trọng và quan tâm.
Cho cây ăn quả ra hoa trái vụ tức là ép để cây trồng vượt ra khỏi quy luật sinh học bình thường của nó để cho đậu quả đúng thời điểm. Theo quy luật, mỗi cây trồng đều phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (thời kỳ kiến thiến):
Từ lúc gieo trồng, ra rễ, phát triển thân cành, đồng thời tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng để chuyển qua giai đoạn khác.
+ Giai đọan sinh trưởng sinh thực:
Từ lúc phân hóa mầm hoa cho đến khi quả được thu hoạch. Điều kiện để cây chuyển được giai đoạn là phải tạo được chất sinh mầm hoa (chất florigen hay còn gọi là hoocmon ra hoa)
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ
Trước khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không.
Đối với những cây còn tơ mới ra hoa 2-3 mùa thì không nên xử lý vì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều so với cây trưởng thành.
Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài được
Để cây ăn quả ra hoa sớm hay muộn phải có những tác động khác nhau (tùy vào từng loại cây trồng).
+ Tác động cơ giới:
Khoanh vỏ, cắt bớt rễ, băm vỏ thân cây, ngắt một phần lá hay toàn bộ lá.
+ Tác động vật lý:
Xiết nước, tạo khô hạn, ngưng bón đạm để thay đổi tỷ lệ C/N.
+ Tác động hóa học:
Dùng các hóa chất để hỗ trợ như Thiuoure, Paclobutrazol, Etrel, Doal 2X, KN03, KCL03, GA3, Progibb, CaCl2…
Ví dụ:
– Xử lý ra hoa trên bưởi năm roi:
Phun Paclobutrazol nồng độ 1.000ppm, sau đó 30 ngày phun tiếp Thiourea nồng độ 0,3% sẽ giúp bưởi năm roi ra hoa đạt tỷ lệ cao. Hoặc dùng Ethrel 500ppm phun lên lá hoặc tưới gốc.
Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón phân lần 2 (trước ra hoa), sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.
– Xử lý ra hoa trái vụ trên cây Xoài ở Cái Bè – Tiền Giang:
Phun Thiourea nồng độ 0,3-0,5% hoặc KNO3 ở nồng độ 2-2,5%
Việc sử dụng hóa chất gần như là biện pháp phổ biến để kích thích cây trồng ra hoa trái vụ. Tuy nhiên những hóa chất này cũng là con dao 2 lưỡi, sẽ để tàn dư gây hại khá lớn đối với cây và đất trồng.Vì vậy, nếu có ý định sử dụng hóa chất kích thích thì nên sử dụng liều lượng vừa phải.
Chúng tôi khuyến khích bà con nên chú trọng sử dụng các biện pháp tác động cơ giới và tác động vật lý đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học (VD: Chế phẩm Vườn Sinh Thái.. ) để giúp cây trồng ra hoa trái vụ an toàn, bền vững.
► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng
Chúc bà con thành công !
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT MIỄN PHÍ: 0962 686 348
Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật ra hoa trái vụ, Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ, nông nghiệp công nghệ cao, ra hoa đậu quả, ra hoa đậu quả trái vụ, ra hoa đậu trái, ra hoa trái vụ, trồng cây ăn quả
TIN LIÊN QUAN
- Cách sản xuất EM FPE kích thích sinh trưởng cây trồng (23/10/2020)
- Tại sao Bưởi bị khô múi ? Nguyên nhân và cách chữa trị (25/09/2020)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam đường canh hiệu quả nhất (09/07/2020)
- Quy trình chăm sóc vườn ươm cây ăn quả bằng Chế phẩm sinh học (29/07/2019)
- Biện pháp phòng trị sâu, nấm bệnh gây hại trên cây có múi (05/06/2019)
- Axit amin rất quan trọng đối với cây trồng (05/04/2019)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !