Cách phòng và trị bệnh trên Ếch hiệu quả nhất

Ếch là đối tượng được nuôi nhiều ở nước ta với ưu điểm dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, ếch thường gặp một số bệnh ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ sống của ếch.


Bệnh nấm, ghẻ lở trên Ếch

Nguyên nhân: Do môi trường ao nuôi xấu tạo điều kiện cho nấm Achya sp ký sinh trên thân ếch đặc biệt là ở các khe giữa các ngón chân.

Dấu hiệu: Toàn thân hay ở bẹn, nách ếch có những búi nấm trắng có thể thấy bằng mắt thường. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn ếch nuôi 2 – 3 tháng tuổi

Phòng bệnh: Thường xuyên theo dõi ao, bể nuôi, thay nước ao nếu phát hiện có mùi hôi và ếch giảm ăn đột ngột, có những dấu hiệu bất thường.

Điều trị: Dùng 1 gói Thảo dược BIO-HERB ngâm với nước ấm rồi tạt đều lên 1000m3 nước ao. Đối với trường hợp ếch bị bệnh nặng có thể tắm trực tiếp bằng thảo dược

Bệnh đường ruột trên ếch

Nguyên nhân: Là do chất lượng thức ăn kém, ôi thiu.

Dấu hiệu: Ếch bị phân trắng, phân sống. Hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy có máu chảy ra.

Phòng trị bệnh: hông cho ếch ăn thức ăn kém chất lượng. Khi ếch bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày. Dùng 4-6g Thảo dược HEPIGO trộn với 1kg thức ăn, cho ăn đều các cữ, liên tục trong quá trình trị bệnh. Đồng thời dùng 200g tạt cho 1500-2000m3 nước, định kỳ 3 ngày tạt 1 lần

Bệnh chướng hơi ở ếch con

Nguyên nhân: Ếch bị sốc do môi trường nước thay đổi nhiều và đột ngột, hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết.

Dấu hiệu: Bụng ếch căng to, ếch ít di chuyển và vận động khó khăn. Một số ếch thấy hậu môn lòi ra, ruột sưng và có màu đỏ, trong ruột có dịch lỏng lẫn thức ăn.

Cách phòng trị: Khi phát hiện ếch bệnh cần ngưng cho ăn từ 1 – 2 ngày, vệ sinh, sát trùng thật sạch môi trường nước nuôi ếch với sunfat đồng (CuSO4) 0,5 – 0,7 g/m3, nước muối 3%. Hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay 1/3 lượng nước trong bể. Định kỳ bổ sung dịch men cao tỏi  trộn vào thức ăn cho ếch ăn. Nên chọn mua ếch giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước nuôi để tránh hiện tượng ếch bị sốc do thay đổi môi trường.

Bệnh đỏ chân trên Ếch

Nguyên nhân: Do môi trường nước nuôi bị nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu: Ở đùi ếch có những đốm đỏ, sau vài ngày không chữa kịp thời sẽ bị lở loét. Bệnh thường thấy ở ếch giống. Khi giải phẫu thấy xoang bụng có hiện tượng xuất huyết, có dịch lỏng màu vàng.

Phòng trị: Giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không nuôi quá dày, nên lắng lọc nước một ngày trước khi sử dụng. Khi ếch bệnh tách riêng ra ngâm trong thuốc tím, đồng thời trộn thuốc kháng sinh (Enrofloxacin hoặc Oxytetracycline) vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bệnh trùng bánh xe trên Ếch

Nguyên nhân: Bệnh do ký sinh trùng Trichodina ký sinh trên da ếch ở giai đoạn nòng nọc. Bệnh thường phát triển nhanh vào những dịp trời âm u, không nắng hoặc mưa kéo dài, nhiệt độ tương đối thấp.

Dấu hiệu: Khi bị trùng bánh xe ký sinh, da ếch tiết nhiều dịch nhờn, tạo ra những đốm có màu trắng bạc, trên da tiết đầy dịch nhầy làm cho ếch thở rất khó khăn.

Phòng bệnh: Vệ sinh ao, bể thay nước và cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, cho ếch ăn vừa đủ, đừng để thừa thức ăn nhằm tránh hiện tượng nước bẩn gây ra bệnh cho ếch.

Trị bệnh: Phun Sulphat đồng với liều lượng 1,5 g/m3 nước; tắm cho ếch với liều lượng 5 – 7 g CuSO4/m3 nước trong vòng 10 – 15 phút hoặc trong nước muối 2 – 3% trong vòng 10 – 15 phút.

Nguồn: ST

Tags: Bệnh đường ruột trên ếch, Bệnh ghẻ lở trên Ếch, Bệnh nấm, Bệnh nấm trên ếch, cách phòng trị bệnh trên ếch, ghẻ lở trên Ếch, nuôi ếch, thuốc trị bệnh cho ếch, trị bệnh trên ếch

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !