Cách ủ phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, bã đậu nành, đỗ tương bằng Chế phẩm EM
Phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, phân bã đậu nành hay phân đỗ tương.. sau khi ủ hoai mục sẽ trở thành phân bón hữu cơ. Vậy đâu là cách ủ phân đơn giản và hiệu quả nhất ?
Phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó góp phần giảm thiểu tồn dư hóa chất và ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, mang lại lợi ích phát triển lâu dài và bền vững.
Vậy cách ủ phân như thế nào hiệu quả nhất ?
Theo cách làm cũ, nếu dùng trực tiếp hoặc ngâm nước tưới theo cách truyền thống thì lại có nhiều điểm bất lợi như:
– Có mùi hôi thối rất khó chịu
– Cây trồng khó hấp thụ dinh dưỡng
– Vi sinh vật có hại dễ xâm nhập
– Dẫn dụ ruồi, bọ gây hại cây trồng
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh EM để ủ phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, phân bã đậu nành hay phân đỗ tương.. sẽ làm gia tăng mức độ đa dạng và hàm lượng của hệ vi sinh vật trong phân ủ bên cạnh hệ vi sinh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu.
Các chủng vi sinh vật có ích giúp cho thời gian ủ được rút ngắn, cho hiệu quả thủy phân gia tăng rõ rệt.
Đồng thời, sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh làm giảm thiểu hệ vi sinh vật gây bệnh cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra trong quá trình ủ.
Cách ủ phân bằng Chế phẩm EM
Chế phẩm sinh học EM là gì ? Là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu gồm: Vi khuẩn quang hợp, lactic, Bacillus subtilic, B. mesentericus, B. megaterium, xạ khuẩn, nấm men…
Chế phẩm sinh học EM của Trường ĐH Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Là các vi sinh vật hữu hiệu được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, vật nuôi, môi trường và rất dễ sử dụng.
Do được nghiên cứu, phân lập và chế xuất trong nước nên gía thành thấp và có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập ngoại.
Chế phẩm EM gốc (EM1) của trường ĐHNN I Hà Nội
Thành phần chính: Streptomyces: 109 CFU; Rhizobium: 109 CFU; Lactic: 109 CFU ; Bacillus: 109 CFU; Vi khuẩn quang hợp: 109 CFU; Nấm men và xạ khuẩn: 109 CFU
Cách sản xuất Chế phẩm EM thứ cấp (EM2) từ EM gốc (EM1):
[ 1 lít chế phẩm EM gốc + 2 lít mật rỉ đường + 37 lít nước = 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp ]
Sử dụng 1 lít Chế phẩm EM gốc (EM1) của Đại học Nông nghiệp 1 trộn với 2 lít mật rỉ đường và 37 lít nước sạch, nhân sinh khối trong môi trường yếm khí, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ 5-7 ngày, ta sẽ thu được Chế phẩm EM thứ cấp (EM2).
1. Cách ủ phân chuồng (phân bò, phân heo, phân gà.. ) bằng Chế phẩm EM
Phân chuồng là gì ? Phân chuồng là loại phân do gia súc gia cầm thải ra như: phân bò, phân trâu, phân heo, phân gà, phân chim.. và là một trong các loại phân bón hữu cơ.
– Nguyên liệu:
+ 1m3 hữu cơ các loại trộn đều (Nếu chỉ là phân nhão thì nên cho thêm trấu hay các chất hữu cơ khác để có thêm độ tơi xốp, tỷ lệ phối trộn khoảng 2 phần phân + 1 phần trấu).
+ Cám gạo (ngô): 1kg
+ Chế phẩm EM gốc (EM1): 1-2 lít
+ 1 lít rỉ đường.
+ Nước: 50-200 lít
+ Ngoài ra có thể bổ sung thêm Đạm, Lân, Kali vừa đủ để giúp phân hoai mục nhanh hơn
Rải từng lớp dầy 20 cm để khối ủ được phối trộn đồng đều
– Cách ủ:
Tiến hành trộn đều hỗn hợp sao cho khi cầm hỗn hợp vắt thì có nước rỉ nhẹ ra là được (độ ẩm khoảng 50-70%).
Dùng thiết bị nén chặt đống phân rồi dùng bạt phủ kín (càng kín khí càng tốt).
Sau khi ủ từ 30-45 ngày có thể lấy ra sử dụng.
– Cách sử dụng:
Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.
* Ghi chú: Trong trường hợp dùng EM2 để ủ phân thì thay 1 lít EM1 bằng 40 lít EM2 và có thể bỏ cám gạo.
2. Cách ủ phân cá bằng Chế phẩm EM
Phân cá là gì ? Phân cá là 1 loại phân bón hữu cơ tự nhiên có chứa nhiều hàm lượng protein, vitamin, vi chất và các khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng.
– Nguyên liệu:
+ Cá băm nhỏ: 50-70kg (nên sử dụng cá nước ngọt, băm nhuyễn là tốt nhất)
+ Chế phẩm EM thứ cấp: 20-30 lít
+ Ngoài ra có thể bổ sung thêm Ure: 200g; Phân đạm S.A: 200g; Kali: 200g
– Cách ủ:
Nguyên liệu cá tươi cần được cắt nhỏ, nghiền nát trước khi tiến hành bổ sung hệ vi sinh vật từ chế phẩm EM thứ cấp nhằm đạt hiệu quả ủ cao nhất.
Chế phẩm EM thứ cấp được bổ sung vào phuy chứa nguyên liệu, rồi đậy kín và đặt ở nơi khô ráo.
Trong quá trình ủ này có thể bổ sung thêm phân Ure, S.A, Kali nhằm gia tăng chất lượng phân bón sau khi ủ.
Quá trình ủ để đạt được hiệu quả cao cần chú ý đến yếu tố yếm khí và nhiệt độ của mẻ ủ.
Sau khoảng 30-45 ngày, có thể lấy thành phần phân cá ra để sử dụng làm phân bón cho cây. Phân cá sau khi ủ có chứa các amino acid và các chủng vi sinh hữu ích giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và ức chế tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
– Cách sử dụng:
Pha loãng phân cá để phun tưới cho cây trồng: Dùng 1 lít dung dịch phân cá hòa tan vào 200-400 lít nước để phun hoặc tưới vào gốc, sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh, năng suất cao.
Đồng thời ngăn chặn và phòng trị tối ưu tuyến trùng và nấm bệnh, tác nhân gây “vàng lá thối rễ“, “chết nhanh chết chậm” trên cây trồng
3. Cách ủ phân bánh dầu, ủ phân bã đầu nành, ủ phân đỗ tương.. bằng Chế phẩm EM
Phân bánh dầu là gì ? Phân bã đậu nành là gì ? Phân đỗ tương là gì ? Là các loại phân bón hữu cơ tự nhiên có hàm lượng đạm cao, cung cấp đầy đủ Đa – Trung- Vi lượng, các Vitamin, muối khoáng và các axit amin cho cây trồng.
– Nguyên liệu:
+ Chế phẩm sinh học EM thứ cấp (EM2): 40 lít
(Cách sản xuất Chế phẩm EM thứ cấp = 1 lít chế phẩm EM gốc + 2 lít mật rỉ đường + 37 lít nước)
+ Bột đậu tương hoặc bã đậu nành (xay mịn) hoặc bánh dầu (xay mịn): 30-50 kg
+ Ngoài ra có thể bổ sung thêm Lân (P): 300g
– Cách ủ:
Cho Chế phẩm EM thứ cấp và bánh dầu (hoặc bã đậu, bột đậu tương) vào phuy nhựa 200 lít. Đảo đều rồi đậy kín, ủ ở nơi khô ráo thoáng mát. Vì bánh dầu hay bã đậu, đỗ tương đều hút ẩm rất mạnh nên chúng có thể nở ra gấp 3 lần ban đầu. Vì vậy trong khoảng 3-5 ngày đầu cần mở ra để đảo đều.
Cho đỗ tương, bã đậu nàng hoặc bánh dàu trộn đều với hỗn hợp
Trong quá trình ủ, khối ủ sẽ sinh khí rất mạnh nên trước khi ủ nên thiết kế 1 van thông khí
Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra bổ sung thêm Chế phẩm EM thứ cấp và lượng nước vừa đủ vào trong phuy chứa, sao cho thể tích dung dịch chiếm 70-80% phuy chứa và tiếp tục đảo đều.
Thời gian ủ giao động từ 5-7 tuần, tuỳ vào điều kiện khí hậu. Dịch chiết từ phân ủ bánh dầu, bã đậu nành hay đỗ tương.. có mùi thơm của sản phẩm lên men, nước lên men có màu cánh gián
– Cách sử dụng:
Do phân ủ bằng bánh dầu, bã đậu nành, hay đậu tương) có độ đạm cao nên cần hoà với nước ra để sử dụng. Tưới gốc: Pha với tỷ lệ 1:300. Phun qua lá: Pha với tỷ lệ 1:1000
Sử dụng tưới hoặc phun vào sáng hoặc chiều tối, tránh ánh mặt trời trực tiếp để đem lại hiệu quả cao nhất.
[ HOTLINE: 0962.686.348 ]
NHẬN NGAY ƯU ĐÃI KHI MUA SẢN PHẨM
Cách lựa chọn mua Chế phẩm EM gốc uy tín và chất lượng ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Chế phẩm EM gốc (EM1) được nhiều đơn vị sản xuất thương mại và bán khá nhiều ở các cửa hàng, đại lý.
Tuy nhiên có nhiều sản phẩm chạy theo lợi nhuận, giá thành tuy rẻ nhưng lại không chuẩn gốc và chất lượng lại không đạt yêu cầu.
XEM THÊM ► Chế phẩm sinh học EM gốc | Men vi sinh gốc của Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
cách ủ phân, chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vườn sinh thái, ủ phân bã đậu nành, ủ phân bằng chế phẩm em, ủ phân bánh dầu, ủ phân bò, ủ phân cá, ủ phân chuồng, ủ phân đỗ tương, ủ phân gà, ủ phân heo, vi sinh EM
TIN LIÊN QUAN
- Bệnh vàng lá thối rễ là gì ? Cách khắc phục và phòng trị hiệu quả bệnh gây hại trên cây có múi: bưởi, cam, chanh, quýt.. (11/11/2017)
- Bí quyết trồng rau sạch hiệu quả cao bằng Chế phẩm sinh học (24/11/2017)
- Biện pháp chống rụng hoa rụng quả non trên Bưởi Diễn trong thời kỳ ra hoa đậu quả (08/03/2018)
- Biện pháp xử lý chanh ra hoa trái vụ hiệu quả nhất, giúp nhà nông thu hoạch đúng thời điểm và bán được giá cao (09/11/2017)
- Biện pháp xử lý ra hoa, đậu quả cho nhãn (17/07/2017)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !