Dấu hiệu nhận biết sớm Tôm bị bệnh

Để nhận biết sớm dấu hiệu phát sinh bệnh ở tôm, người nuôi cần chú ý tới màu sắc, hình dáng của vỏ, ruột, mang tôm, lượng thức ăn dư thừa trong ao…


Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm nuôi là một trong những khâu quan trọng cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm tại ao. Nhờ đó, người nuôi có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả

Màu sắc của tôm

Bình thường màu sắc của tôm liên quan với các điều kiện môi trường nước. Tôm sống trong những ao cạn hoặc nước trong thường có khuynh hướng sậm màu hơn tôm ở nước sâu hoặc nước ít trong. Tuy nhiên, sự thay đổi trong màu sắc cũng có thể là một dấu hiệu về sức khỏe của tôm: Tôm có thể đang bị sốc hoặc bị bệnh.

– Tôm chuyển màu đỏ có thể là do sự phóng thích sắc tố caroten do gan, tụy bị hoại tử; tôm chết cũng sẽ có màu đỏ. Tôm chuyển bệnh nặng sẽ có cơ màu trắng đục hoặc hơi đỏ, ở vỏ và các chân tôm cũng chuyển đỏ.
– Tôm có vết đỏ nâu hoặc trắng dọc lưng thường là tôm còi cọc, chậm lớn, màu sắc này là do sự tập trung sắc tố nâu vàng. Trong quá trình tôm ủ bệnh thường phần vỏ sẽ cứng hơn và tối màu.
– Nếu tôm có vết thương thì những vết này sẽ chuyển màu đen hay nâu sau một thời gian ngắn. Tôm khi bị thương ngoài sự chuyển màu đen thì còn có thể bị ảnh hưởng đến phần phụ. Phần phụ của tôm nếu bị nhiễm trùng do chất thải trong ao sẽ bị cong, gãy đôi hoặc sưng phồng lên.
– Tôm có đốm đen như vết thương cũ thì nhiều khả năng là do nhiễm bệnh vi khuẩn, bệnh này thường liên quan tới hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước.
– Tôm bị trắng đuôi do các nguyên nhân: bệnh hoặc nhiệt độ cao. Trong trường hợp nhiệt độ quá cao tôm sẽ có dấu hiệu sốc như nhảy ra khỏi mặt nước.
– Tôm bị đục cơ: đục cơ thành điểm, vệt hay đục nguyên thân tôm đều là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt trên tôm.

tom-bi-benh-mem-vo
Hiện tượng tôm bị mềm vỏ

Tình trạng vỏ tôm

– Vỏ trơn láng hay lồi lõm cũng thể hiện trạng thái dinh dưỡng của tôm. Vỏ bóng, dày, chắc nịch cho thấy tôm đủ dinh dưỡng, tôm bệnh thì vỏ thường lồi lõm. Nếu số lượng tôm bị mỏng vỏ chiếm hơn 5% lượng tôm trong ao thì bà con cần đặc biệt lưu tâm.
– Vỏ có hình dạng bất thường có thể do tôm đang gặp các bệnh như ASDD hoặc IHHNV; tôm bị gãy gai chủy, đứt râu, mòn cụt chân bơi, chân bò, chóp đuôi thì thường do đáy ao dơ; vỏ xuất hiện các chấm đốm đen, nâu, trắng thông thường là do nhiễm khuẩn hoặc bệnh taura.
– Phụ bộ tôm sưng phồng hoặc bị gãy thường do nhiễm khuẩn từ đáy ao bị ô nhiễm.

Sinh vật bám trên tôm

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của một con tôm có sức khỏe kém là hiện tượng đóng rong hay sự phát triển của các vi sinh vật trên lớp vỏ ngoài của tôm. Sinh vật bám trên vỏ tôm để lại những chất vẩn cặn khiến cho bề ngoài của tôm có màu xanh rêu hoặc bám bùn.

Tôm gặp tình trạng có sinh vật bám bên ngoài vỏ thường là do bacteria, protozoans, hoặc tảo. Hai nguyên nhân đầu xuất phát từ hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước. Nguyên nhân cuối là do chất lượng nước ao nuôi bẩn, không được xử lý cẩn thận.

Nếu tôm khỏe thì nó có thể tự làm sạch cơ thể đều đặn. Chỉ cần lột xác thì phần rong rêu, sinh vật bám trên bề mặt cơ thể tôm cũng biến mất. Đối với tôm yếu thì sự tự làm sạch và lột xác diễn ra ít hơn nên bà con cần chú ý quan sát.

Để đối phó với việc này bà con cần thường xuyên làm sạch nước ao nuôi vì nước bẩn không những ảnh hưởng tới sức khỏe tôm mà còn làm tăng sự phát triển của sinh vật bám trên cơ thể tôm.

Sự biến đổi ở mang tôm

– Mang tôm khỏe mạnh có màu trắng trong suốt, rất sạch.Nếu mang đổi sang vàng, nâu hay đen thường do đáy ao dơ, chất hữu cơ trong nước nhiều. Ngoài ra, nếu trên mang tôm có các vùng trắng thì có thể là do mang bị hoại tử vì sự bão hòa khí trong nước.
-Mang tôm có màu nâu nhiều nguyên nhân là do tôm yếu khiến quá trình tự làm sạch kém nên các chất bẩn bám vào mang. Tình trạng này bà con dễ dàng quan sát được vỏ đầu ngực.
– Mang tôm chuyển màu đen là khi phần mang thực sự bị tổn thương. Tình trạng các muối sắt tích tụ lại nhiều cũng có thể dẫn tới tôm có màu đen trên mang hoặc bên trong vỏ giáp.
– Mang tôm có màu hồng cho thấy môi trường sống của tôm có hàm lượng oxy hòa tan thấp, bà con cần xử lý kịp thời.

Sự biến đổi ở ruột, gan tụy tôm

Ruột tôm không có hoặc có rất ít thức ăn là dấu hiệu của tôm bệnh hoặc ở giai đoạn đầu ủ bệnh.
Ruột có màu đỏ có thể là do tôm ăn những con giun nhiều tơ. Nếu màu đỏ ấy không phải do giun nhiều tơ thì rất có thể đó là dấu hiệu cho biết tôm đã ăn xác của các con tôm chết trong ao.

⇒ Tham khảo: Thảo dược SPECIL đặc trị bệnh phân trắng, đường ruột trên tôm

Tôm khỏe mạnh sẽ có gan tụy màu nâu vàng hoặc vàng cam. Bóp dịch gan ra ta thấy một chất dịch màu nâu vàng sệt, không chảy, thoảng mùi tanh nhẹ đặc trưng. Màng bao gan màu vàng nhạt bọc 1/2 gan dưới. Gan rộng tới hai mép mang và dài tới ngang cổ giáp, hình dáng rất rõ ràng. Nhìn từ ngoài cũng thấy rõ được dạ dày hình hạt gạo có màu đen/ nâu đen rất nổi bật.

tom-bi-phan-trang-sung-gan
Hiện tượng tôm bị phân trắng, sưng gan

Khi tôm bệnh màu sắc và hình dáng của hệ gan tụy có thể thay đổi. Gan có thể bị teo, chai và dai, gan có màu vàng nhạt hoặc trắng. Đây là dấu hiệu cho thấy tôm của bà con đang mắc bệnh về gan tụy.

⇒ Tham khảo: Thảo dược HEPIGO đặc trị gan tụy, xổ ký sinh trùng trên tôm

 

Thảo dược đặc trị bệnh cho Thủy Sản được sử dụng rất phổ biến để thay thế cho kháng sinh thủy sản

Thức ăn thừa

Nếu lượng thức ăn trong ngày còn thừa quá nhiều là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tôm trong ao đang nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng tôm bỏ ăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường thay đổi, tôm bị stress…
Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh để thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường. Thông qua sàng ăn có thể đánh giá được tình trạng phân, nếu phân tôm dài, không bị đứt đoạn là tôm sinh trưởng, phát triển tốt.

⇒ Tham khảo: LASACHU – Men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm

Thời gian đông máu tôm

Thời gian đông máu tôm có thể xác định được có hay không sự hiện diện của vi khuẩn trong máu. Để kiểm tra thời gian đông máu, lấy vài giọt máu tôm bằng kim tiêm và trải lên lam kính sau đó tính thời gian đông máu tôm. Với tôm khỏe, thời gian đông máu khoảng 10 – 30 giây, nếu thời gian đông máu quá 30 giây có thể cho thấy cơ thể tôm đang nhiễm vi khuẩn.

VƯỜN SINH THÁI – ST
Hỗ tợ kỹ thuật Miễn Phí: 0962686348

Tags: bệnh tôm, dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh, dấu hiệu tôm bị bệnh, nhận biết tôm bị bệnh, tôm bị bệnh, tôm bị phân trắng, tôm bị sưng gan

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !