Hồ tiêu rụng gié, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất

Rụng gié tiêu là vấn đề thường gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển trái. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ của người trồng Tiêu.


Rụng gié tiêu là vấn đề thường gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển trái. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ của người trồng Tiêu.

1.  Rụng gié do sinh lý

– Thông thường hồ tiêu sẽ diễn ra hiện tượng rụng sinh lý sau khi ra gié khoảng 2-4 tuần. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Số lượng và tỷ lệ rụng tùy thuộc vào tình trạng của cây.
– Hiện tượng rụng gié thường chỉ ở những cây kém phát triển, rễ bị hư hại hoặc ra gié quá nhiều.

Biện pháp khắc phục: Phun định kỳ kết hợp tưới gốc bằng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho Tiêu, khoảng 7-15 ngày/lần. Các chủng sinh vật hữu ích trong chế phẩm giúp cây Tiêu cân bằng hệ dinh dưỡng, hạn chế tối đa hiện tượng rụng trái sinh lý trên tiêu.

Mô hình hồ tiêu, cà phê sinh học bền vững tại Tây Nguyên | VTV2

2.  Rụng gié do thời tiết

Gié tiêu hình thành và phát triển trong mùa mưa. Thời gian này một số vườn chủ quan không tưới nước mà chỉ trông vào nước mưa cung cấp cho cây tiêu nên những vườn không có nước tưới hàng tuần bỗng nhiên tiếp nhận lượng nước lớn làm cây bị sốc do thay đổi điều kiện đột ngột dẫn đến rụng trái non.
Ngoài ra vào thời điểm giao mùa nhiệt độ môi trường thay đổi, gặp những đợt gió lạnh… có thể làm rụng gié hàng loạt.

Biện pháp khắc phục: Lúc tiêu đang trong giai đoạn ra hoa cần chủ động tưới nước thường xuyên để hạn chế bị rụng và chuỗi tiêu bị răng cưa, bồ cào. Khi tiêu đã đậu hoa, đậu trái trong điều kiện thời tiết bất lợi này có thể dùng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, hoặc các loại phân bón lá kết hợp vi lượng để cung cấp dinh dưỡng và tăng khả năng chống chịu cho cây.

Hiệu quả từ mô hình trồng Tiêu bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái tại Xuyên Mộc | VTV2

3.  Rụng gié do vấn đề dinh dưỡng

Ở giai đoạn cây tiêu đang mang trái, việc thừa, thiếu hay mất cân bằng dinh dưỡng nhất là đạm, lân và kali đều dẫn đến tác hại do làm thay đổi sinh lý của cây. Việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển thân lá và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút và làm rụng gié hoa. Ngoài ra thiếu các dưỡng chất trung và vi lượng gié hoa cũng dễ rụng.

Biện pháp khắc phục: Chú ý khâu chăm sóc vườn tiêu trong thời kỳ mang trái, cung cấp đầy đủ, cân đối các chất đạm, lân và kali giúp cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận. Chú ý không được bón thiếu kali (thời kỳ này có thể sử dụng phân bón NPK hàm lượng 19-9-19+TE với lượng 250-300g/gốc). Phân bón được chia nhỏ để bón làm nhiều lần. Ngoài ra cần cung cấp thêm các chất trung vi lượng như canxi, mangan và bo, hoặc sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái vào thời kỳ trước và sau khi tiêu đậu trái.

4. Rụng gié do sâu bệnh hại

Một số loài sâu bệnh hại có thể tấn công trực tiếp vào gié hoa làm gié hoa rụng, có thể lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại như:
Côn trùng gây hại:
–  Bọ xít muỗi: Chích hút nhựa cây ở những bộ phận non, sau khi chích hút chúng sẽ tạo ra nhiều đốm đen trên bề mặt lá và cuống gié và làm rụng lá non và gié.
–  Rầy thánh giá: Chích hút lá non, gié bông, gié quả, quả non làm rụng gié bông, gié quả, quả non, giảm tỷ lệ đậu quả và ảnh hưởng đến năng suất vườn cây. Trên gié bị rụng xuất hiện triệu chứng thối hoặc sũng nước. Khác với bọ xít muỗi, khi rầy thánh giá tấn công ít có vết đen trên lá và cuống gié.

Biện pháp khắc phục:

– Cắt tỉa vườn thông thoáng, dọn sạch cỏ dại, tỉa cành cây trụ sống để hạn chế nơi ẩn nấp của côn trùng.
– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Tùy vào tình hình vườn mà có cách xử lý phù hợp. Giai đoạn hồ tiêu đang ra hoa thụ phấn việc phun xịt cần hạn chế để tránh làm ảnh hưởng đến hoa. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Thiamax 25WG, Brightin 1.8EC… để phun xịt. Lưu ý nên phun mặt dưới lá và lúc chiều tối do các loại côn trùng chít hút này ưa bóng râm.

5. Bệnh thán thư

Làm cuống quả nhiễm bệnh chuyển dần sang màu đen, xoắn lại và rụng đi. Bệnh bắt đầu từ mút của cuống hoa lan dần lên phía trên.

Biện pháp khắc phục:
– Cắt tỉa vườn tạo độ thông thoáng.
– Phun thuốc các loại thuốc Tepro Super 300EC, Help 400SC, Cytokinin… theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

TTKNKQG | VƯỜN SINH THÁI

Tags: bệnh hồ tiêu, cách trồng hồ tiêu, cải tạo đất, cây ăn quả, cay ho tieu, cây trồng, chăm sóc hồ tiêu, Chế phẩm sinh học, chế phẩm vườn sinh thái, chephamsinhhoc, chống rụng quả non, ky thuat trong, kỹ thuật trồng tiêu, kỹ thuật trồng và chăm sóc, kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, nấm bệnh, rụng gié tiêu, rụng hoa rụng trái, rụng trái non, rụng trái tiêu, sâu bệnh hại, tăng tỷ lệ đậu quả, tiêu rụng trái, trồng tiêu, Vườn Sinh Thái

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !