Biện pháp phòng trị dịch bệnh trên Tôm hiệu quả nhất

Bệnh tôm là nhân tố chính đe dọa sự thành công trong quá trình nuôi, cũng là vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết trong quá trình sản xuất. Một khi trong ao nuôi tôm xuất hiện bệnh hại, rất khó để chữa trị hoặc không có cách gì chữa được.


Bệnh tôm là nhân tố chính đe dọa sự thành công trong quá trình nuôi, cũng là vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết trong quá trình sản xuất. Một khi trong ao nuôi tôm xuất hiện bệnh hại, rất khó để chữa trị hoặc không có cách gì chữa được.

Giá thuốc đắt đỏ, giá thành nuôi tăng cao, hiệu quả lợi ích kinh tế giảm, tuy nhiên vẫn không có cách nào giải quyết triệt để nguy cơ của bệnh hại. Vì vậy trong quá trình nuôi tôm cần phải quán triệt phương châm “phòng bệnh là chính, phòng hơn trị, phòng trị kết hợp”, tạo ra môi trường sinh thái tốt nhất cho vật nuôi và sự sinh trưởng của tôm.

Biện pháp phòng trị dịch bệnh trên Tôm

1. Bệnh đốm trắng

Nằm trong dịch bệnh virus. Phần ngực bụng tôm bệnh có màu trắng hoặc những đốm màu xanh tối, giai đoạn cuối phát bệnh xuất hiện những đốm trắng ở dưới lớp da, vỏ và chân phụ trên cơ thể tôm hoặc bị mềm vỏ, phần vỏ mai ngực dễ bị bong tróc, vỏ và da thật tách ra.

Phương pháp phòng trị:
Giống nuôi nhất định phải được thông qua kiểm tra và xác định không có bệnh tật gì mới có thể đưa vào môi trường nuôi.
Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, đồng thời cho thêm chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, VITAMIN C vào trong thức ăn.
– Cứ 5- 7 ngày sử dụng VINADIN 600 tạt khắp ao nuôi nước nuôi
– Trong thời kì vụ nuôi, cứ 15 ngày tạt chlorine Dioxide khắp ao nuôi
– Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho nước nuôi để duy trì sự ổn định môi trường nước.

2. Bệnh đỏ chân

Do khuẩn Vibro lây nhiễm tạo thành, triệu chứng chủ yếu là các chân phụ đỏ ( các chân bơi càng rõ nét hơn), vùng mang phần mai ngực có màu vàng, tôm bệnh bơi nhiều ở ven ao nuôi, chán ăn.

Phương pháp chữa trị:
– Trước khi thả nuôi tôm phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sinh học, sinh lý và hóa học tiến hành xử lý dọn ao nuôi:
– Trong thời kì nhiệt độ cao nên tạt định kỳ “ Vi khuẩn quang hợp” và “Bột đá Dolomite hoạt hóa”, lượng dùng từ 2- 3ppm
– Tạt VINADIN 600 khắp ao nuôi
– Dùng chlorine Dioxide tạt khắp ao nuôi
– Trong khi dùng thuốc thực vật tạt ngoài, cho uống “ENZYM BIOSUB” hoặc “VITAMIN C” theo tỉ lệ 1% và 2%.

3. Bệnh khuẩn dạng tơ

Nguyên nhân gây bệnh: chủ yếu là trùng phát quang.

Tính phổ biến: khuẩn tơ không những tồn tại ở các thời kì sinh trưởng của tôm mà còn có trên trứng cá nước mặn, và trong các giai đoạn sống của những loài giáp xác động thực vật biển khác, và có thể phát hiện được trên các loại tảo. Có nơi còn làm chết tôm hoặc ấu thể của nó. Sự phát sinh khuẩn tơ không có tính mùa vụ rõ rệt, nhưng chủ yếu phát sinh vào tháng 8-9 thời kì nhiệt độ cao trong nuôi tôm.

Triệu chứng: khuẩn tơ kí sinh trên bề mặt ấu thể và trứng tôm, trên mang tôm trưởng thành và từng bộ phận trên cơ thể. Phần ngoài mang có màu đen, những khuẩn tơ này tụ lại phân bố khắp bề mặt tơ mang, và mang theo nhiều động vật nguyên sinh, các loại tảo và chất ô nhiễm khác,cản trở hô hấp. tôm bệnh khó lột vỏ, có thể bị chết.

Chẩn đoán: khi tôm bị bệnh cắt lấy một phần tơ mang kiểm tra bằng kính hiển vi. Hình dạng khuẩn tơ khá lớn, thông thường có thể nhìn thấy qua kính hiển vi bội số nhỏ, nhưng muốn chẩn đoán chính xác thì nhất thiết phải quan sát tỉ mỉ cấu tạo của khuẩn tơ dưới kính hiển vi bội số lớn, đặc biệt là những ấu thể trong ao nuôi giống có lúc sống bám vào tảo Oscillatoria, dưới kính hiển vi bội số nhỏ rất dễ nhầm lẫn với khuẩn tơ.

Phòng bệnh: Duy trì nước và đáy sạch sẽ, dinh dưỡng trong thức ăn phong phú, lượng cho ăn thích hợp, thúc đẩy tôm sinh trưởng và lột vỏ bình thường, mật độ nuôi không nên quá lớn.

Phương pháp phòng trị:
– Duy trì chất lượng nước và đáy sạch sẽ, trước khi thả nuôi phải dọn ao nuôi
– Mật độ thả nuôi không được quá lớn, đồng thời tăng lượng thay nước hợp lý
– Thêm một lượng “VINAPREMIX-TÔM” vừa phải vào trong thức ăn, để thúc đẩy tôm lột vỏ và sinh trưởng bình thường
– Tạt 1.0-1.5ppm “VINA AQUA” khắp ao hoặc Chlorine Dioxide.

4. Bệnh viêm ruột

Nếu là do khuẩn đơn bào Hydrophila lây nhiễm gây ra, triệu chứng của nó là đường ruột bị đỏ, có những con tôm bị đỏ dạ dày, ruột giữa đỏ, các đốt bị sưng, phần ruột thẳng bị đục bên ngoài, giới hạn không rõ ràng. Sức sống của tôm bệnh kém, chán ăn, sinh trưởng chậm, nhưng chưa phát hiện thấy tôm chết. 

Phương pháp phòng trị:
– Tạt “Chlorine Dioxide.” khắp ao nuôi, đợi ba ngày sau tạt 1.0ppm “ENZYM BIOSUB” khắp ao nuôi.

Cho vào trong thức ăn:
– “Chang yan ting”, “tỏi” với lượng thêm là 1%.
– Trộn Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, dùng liên tục từ 5-7 ngày là được.

5. Bệnh khuẩn đường ruột

Nguyên nhân bệnh: một loài trực khuẩn Gram dương.

Tính phổ biến: Chủ yếu lây truyền sang ấu thể tôm, tỉ lệ phát bệnh và tỉ lệ tử vong bình quân trên 95%. Thông thường 2-3 ngày sau khi phát bệnh hầu như là chết hết. thường bắt đầu phát bệnh từ giai đoạn ấu trùng hình bọ, đến giai đoạn ấu trùng mysis, phần lớn ấu trùng đều chết.

Triệu chứng: triệu chứng bên ngoài ấu trùng giống nhự khuẩn Vibro, quan sát dưới kính hiển vi bội số cao có thể trông thấy trong đường ruột không có thứ gì, chỉ có quần thể sinh vật màu vàng nhạt, có lúc chứa đầy trong đường ruột. Sau khi tôm trưởng thành bị bệnh, ăn ít, đường ruột đỏ. khi bệnh nặng thì phân có màu vàng nhạt hoặc có nước mủ..

Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng và tình trạng lây bệnh để chẩn đoán.

Phòng bệnh: Giống như bệnh viêm ruột.

Trị bệnh: Giống như bệnh viêm ruột.

6.Trúng độc aflatoxin

Nguyên nhân bệnh: Sau khi thức ăn hỗn hợp và các nguyên liệu chế biến ra nó như bánh đậu, lạc,… bị ẩm rất dễ sinh ra khuẩn độc aflatoxin. Những khuẩn độc aflatoxin này sản sinh độc tố aflatoxin, cá, tôm ăn phải những thức ăn này sẽ trúng độc, có thể sẽ chết.

Tính phổ biến: Bất luận là giống tôm nào, thời gian nào.chỗ nào, chỉ cần cho ăn thức ăn lên men đều có thể bị trúng độc tố aflatoxin.

Triệu chứng: Sau khi tôm trúng độc, triệu chứng chủ yếu và sự thay đổi bệnh lí bao gồm có các chứng viêm và hoại tử gan tụy, bộ phận vòm họng và các tổ chức sản sinh máu. Khi bị trúng độc cấp tính và á cấp tính , tổ chức da non trên ống gan tụy hoại tử. Hoại tử bắt đầu từ trung tâm gan tụy, phát triển ra xung quanh đến phần cuối ống. Lúc trúng độc mãn tính , trong ống có triệu chứng viêm tế bào máu rõ rệt, cùng với sự phát triển của bệnh tình thì ống gan tụy dần dần bị nang hóa và tiêm mao trùng. Hoại tử tế bào da non bao quanh nội tố tuyến thể, khí quản vòm họng sau khi trúng độc bắt đầu từ đoạn liền kề lan ra tĩnh mạch trung tâm và có chứng viêm tế bào máu mức độ nhẹ.

Chẩn đoán: Chẩn đoán lần đầu có thể dựa vào cấu tạo bệnh lý kiểm tra phát hiện hoại tử gan tụy, bị viêm và suy nhược, đồng thời kiểm tra thức ăn và nguyên liệu tạo ra nó có bị lên men hay không, khi cần thiết phải tiến hành phân tích mới có thể xác định được.

Phòng trị:
1. Chủ yếu là chống ẩm cho đóng gói, bảo quản và vận chuyển thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu chế biến. Những thức ăn đã lên men không thể cho tôm ăn. Trộn thêm “Chế phẩm Vườn Sinh Thái, VINAPREMIX-TÔM” vào trong thức ăn có tác dụng trị bệnh nhất định.
2. Tạt ENZYM BIOSUB khắp ao giải độc.

7. Bệnh vàng mang – đen mang

Bệnh vàng mang: Bệnh do vi khuẩn: sử dụng Chlorine Dioxide,VINA AQUA, vôi sống để giải độc nước, đồng thời kết hợp cho uống các loại thuốc như: VINAPREMIX-TÔM để chữa trị, trong ngoài kết hợp, hiệu quả rõ rệt. Chứng hoại tử chuyển màu đen trong tổ chức tơ mang do các nhân tố phi sinh học gây ra, nguyên nhân gây bệnh của nó có nhiều loại, các kim loại nặng, amoniac, nitrite ô nhiễm chất lượng nước đều có thể gây ra bệnh vàng mang, thiếu vitamin C lâu ngày trong thức ăn cũng có thể gây ra bệnh vàng mang.

Bệnh đen mang: Triệu chứng của nó là vùng mang của tôm bệnh có những đường màu đen, kiểm tra bằng kính hiển vi có thể thấy tơ mang hoại tử, nhẹ thì màu nâu sậm mà nặng thì chuyển sang màu đen, tơ mang hoại tử sinh ra co rút. Bệnh đen mang phát sinh trong những ao nuôi tôm có phần đáy bị suy thoái nghiêm trọng hoặc những vùng biển bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, tơ mang hoại tử mất đi khả năng hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến việc kiếm ăn và sinh trưởng của tôm, thông thường chết lúc lột vỏ, hoặc chết hàng loạt khi lượng oxy hòa tan xuống thấp. 

Phương pháp phòng trị:
– Tăng cường quạt nước kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, ENZYM BIOSUB tạt khắp ao nuôi.
– Thêm VITAMIN C vào trong thức ăn, dùng liên tục 7- 10 ngày.

8. Bệnh tiêm mao trùng

Tiêm mao trùng mang tính cố định trong giai đoạn phát triển chủ yếu là trùng Zoothamnium, bệnh này rất hay phát sinh trong nước có nhiều chất hữu cơ, khi tiêm mao trùng mang tính cố định sống bám ít trên thân tôm, triệu chứng cũng không rõ rệt lắm, tôm cũng không có sự thay đổi bệnh tật gì, nhưng khi cơ thể trùng sống bám nhiều, mang tôm, bề mặt cơ thể, và các chân phụ bị đỏ, bề mặt cơ thể nổi màu đen như lông mao, tôm bệnh nổi lên mặt nước vào lúc sáng sớm, phản ứng chậm chạp, không tìm ăn, không lột vỏ, sinh trưởng bị cản trở. Những nguy hiểm chủ yếu của bệnh tiêm mao trùng ảnh hưởng đến hô hấp của tôm, trong điều kiện oxy hòa tan ít thì tôm chết nhiều. 

Phương pháp phòng trị:
– Tạt“VINA AQUA” khắp ao nuôi, 1 ngày sau tạt “VINADIN 600”;
– Tạt 1.2ppm “ENZYM BIOSUB” khắp ao nuôi. Trong giai đoạn nuôi sử dụng vi sinh BESTOT thường xuyên để cải thiện chất lượng nước.

9. Bệnh mềm vỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tôm mềm vỏ gồm:
+ Cho ăn không đủ, tôm trong trạng thái đói lâu ngày;
+ Độ pH trong nước ao nuôi tăng cao và chất hữu cơ giảm, khiến cho nước ao nuôi hình thành chất kết tủa Canxi phosphat không hòa tan, tôm không thể sử dụng được Photpho
+ Lượng thay nước không đủ hoặc lâu ngày không thay nước. Thuốc khử trùng ức chế tổng hợp chitin trong vỏ, chất khử trùng photpho hữu cơ cũng có thể gây bệnh tôm mềm vỏ. Vỏ tôm bệnh mỏng mà mềm, phân tách với cơ thịt, không bong tróc, hoạt động chậm chạp, màu cơ thể sậm lại, thường bơi ven ao nuôi.

Phương pháp phòng trị:
– Tăng lượng thay nước hợp lý, cải thiện chất lượng nước nuôi trồng; sau khi trời mưa sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái hoặc ENZYM BIOSUB để ổn định chất lượng nước.
– Thêm Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái vào trong thức ăn
– Nuôi tảo, giảm độ pH trong nước.

10. Bệnh thiếu vitamin C

Nguyên nhân bệnh: cho ăn những thức ăn thiếu vitamin C (axit chống hoại huyết) hoặc hàm lượng vitamin C không đủ, đồng thời trong ao nuôi tôm không có đủ các loại tảo, rất dễ phát sinh bệnh thiếu vitamin C.

Tính phổ biến: Các loại ấu trùng và tôm con dễ mắc bệnh thiếu vitamin C.

Triệu chứng: tôm bệnh thiếu vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ, nhất là các khớp và gần khớp, mang và trên thành ruột trước và sau; bộ phận gần các tổ chức bị đen xuất hiện chứng viêm tế bào máu. Tôm bệnh thường chán ăn, cơ thịt vùng bụng không trong. Thông thường vào thời kì cuối có chứng bại huyết nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán: căn cứ vào triệu chứng bên ngoài cơ thể tôm có thể tiến hành chẩn đoán lần đầu, khi chẩn đoán chính xác vẫn nên tìm hiểu kiểm tra tình hình cho ăn, kiểm tra biểu bì gần khớp, thành ruột trước và sau, cuống mắt và mang.

Phòng trị: trộn thêm vitamin C 30g/10kg thức ăn, kết hợp với Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái có thể phòng bênh này phát sinh và phát triển lan rộng, khi bệnh nặng có thể tăng lượng dùng hợp lý.

XEM THÊM Bí quyết nuôi Tôm hiệu quả, sạch nguồn nước

KS. Đắc Lợi | VƯỜN SINH THÁI

Tags: ao nuôi tôm, bệnh tôm, bệnh trên tôm, Biện pháp phòng trị dịch bệnh trên Tôm, cách nuôi tôm, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, kỹ thuật nuôi tôm, kỹ thuật nuôi và chăm sóc, nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm hùm, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng, thức ăn cho tôm, tôm bị bệnh

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !