Skip to main content

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm

Quả vải bị chàm xanh, đôi khi thấy những quả bị cả chàm đen hoặc nâu nhưng không bị rụng, số lượng bị tương đối nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra khi quả gần chín trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh.


Quả vải bị chàm xanh, đôi khi thấy những quả bị cả chàm đen hoặc nâu nhưng không bị rụng, số lượng bị tương đối nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra khi quả gần chín trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh.

Triệu chứng của bệnh:

Triệu chứng rõ nhất trên vỏ quả thường thấy rõ nhất ở thời điểm khi quả gần chín (trước thu hái 10-15 ngày), quan sát kỹ trên vỏ quả thấy xuất hiện các vết nám, sau đó chuyển sang chàm xanh. Khi chín trên vỏ quả những chỗ không bị bệnh có màu hồng đỏ, còn những chỗ bị bệnh lại có màu chàm xanh, trên mỗi quả xuất hiện các màu sắc không đồng nhất xen kẽ nhau dẫn đến mã quả rất xấu, làm giảm giá trị của quả, bán không được giá.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vải bị chàm/nám, mẫu mã quả xấu, nhìn không bắt mắt. Sau đây là các nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng trên:

Thứ nhất: do vấn đề về kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ, bón phân không đúng thời điểm, quá muộn hoặc quá sớm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đa phần bà con ở các vùng trồng vải, nhãn thường sử dụng phân bón hóa học nhanh tan hoặc chậm tan kết hợp thêm việc bón không cân đối, không đúng thời điểm và thường bón gốc(vãi phân trên bề mặt). Điều này làm cho cây phát triển không bền vững, có những thời điểm cây rất cần dinh dưỡng để nuôi quả ngay từ đầu thì không đáp ứng được. Ngoài ra việc bón quá muộn(đặc biệt là thừa đạm) làm cho quả phát triển mất cân đối, thừa đạm làm cho vỏ quả phát triển không đều giữa các vị trí. Thừa đạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng chỗ thì phát triển thành thục, chỗ thì đang phát triển do đó cùng một thời điểm(gần chín-quả bắt đầu chuyển màu) trên vỏ quả lại xuất hiện những khoảng vỏ màu xanh bền, chỗ thì màu hồng đỏ(do tế bào nơi đây đã phát triển thành thục-già hóa). Những chỗ mà vỏ quả có màu xanh do thừa đạm rất dễ bị nấm bệnh gây hại làm cho tình trạng này trở nên khó kiểm soát hơn.

Thứ hai: Do bà con quá lạm dụng thuốc BVTV hóa học, sử dụng thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng làm cho bề mặt vỏ quả bị ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Khi tốc độ phát triển của vỏ quả không đồng đều cũng dẫn đến hiện tượng quả bị chàm.

Thứ ba: Trong giai đoạn quả chuyển màu(già chín) gặp mưa nhiều, ẩm độ cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên đôi khi trên vỏ quả xuất hiện các bào tử nấm bệnh gây hại khiến cho tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn, tỷ lệ bệnh cao hơn.

Thứ tư: Do tán cây không thông thoáng, ảnh hưởng đến khả năng đón ánh sáng trực xạ của bộ lá dẫn đến hiệu suất quang hợp của cây không cao.

Thứ năm: Do nấm bệnh gây hại, bệnh này do nấm Peronophythora litchii gây ra. Nấm có cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23mm. Các bào tử nấm gây bệnh làm cho các tế bào vỏ quả ngừng sinh trưởng trong thời gian bị bệnh do đó tạo nên hiện tượng vỏ quả phát triển không đồng đều, xuất hiện những chàm xanh khi quả chuyển màu. Nếu bệnh nặng sau này quả bị nứt và thối-thâm nhanh sau khi thu hái.

Mô hình Vải thiều sử dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái nhà anh Thanh – Hải Dương

Giải pháp khắc phục

Thứ nhất: Thời kỳ sau thu hoạch

Cắt tỉa tạo tán thong thoáng, loại bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh. Đối với những cây lâu năm cần đốn sâu để trẻ hóa cây. Chủ động công tác phòng bệnh bằng những loại thuốc ít độc hại, có tính chọn lọc cao.

Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua lá: Phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 300 lít nước, phun 1-2 đợt liên tiếp. Mục đích: tăng sức đề kháng cho cây, phục hồi khả năng sinh trưởng phát triển của cây sau 1 năm cho thu hoạch quả.

Thứ hai: Thời kỳ ra hoa-đậu quả

*Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có tính chất nội hấp như: Aliette 800WG; Mikal 800WG; Alpine 80WP; Ridomin gold 68WP. Phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15ngày.

Xin bà con lưu ý: Các thuốc BVTV trên là nhóm hóa học nên hiệu quả phòng trừ không triệt để và chỉ sử dụng thuốc BVTV như là một biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Khuyến cáo: Đối với bệnh sương mai để phòng bệnh có hiệu quả cao bà con nên sử dụng thuốc diệt trừ nấm và vi khuẩn hiệu quả rất cao mà không kháng thuốc đồng thời không độc hại.

*Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun lên lá. Dùng 100ml chế phẩm pha với 250 lít nước phun đều một lượt, phun hết dung dịch lại pha tiếp. Phun thành vào các thời kỳ sau: Thời kỳ quả non-Phát triển quả; Thời kỳ quả chuyển mã và trước thu 10-15 ngày.

Đặc biệt bà con cần chú ý bón phân cân đối, đầy đủ, bón đúng thời điểm. Không nên sử dụng phân bón hóa học để bón thúc quả. Thiết kế vườn tưới tiêu phù hợp, không để úng nước.

Chúc bà con thành công !

Tags: chế phẩm sinh học vườn sinh thái, Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm, quả vải bị chàm

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !