Những kiến thức rất quan trọng để nuôi Tôm thành công

Thể chất của tôm, tác nhân gây bệnh và điều kiện môi trường là mắt xích ba liên kết quyết định bệnh tôm có phát sinh hay không. Muốn nuôi tôm thành công thì bà con cần phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng để kiểm soát các vấn đề này.


Thể chất của tôm, tác nhân gây bệnh và điều kiện môi trường là mắt xích ba liên kết quyết định bệnh tôm có phát sinh hay không. Muốn nuôi tôm thành công thì bà con cần phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng để kiểm soát các vấn đề này.

Tác nhân gây bệnh sống trong môi trường hoặc ẩn nấp trong cơ thể tôm, có gây bệnh cho tôm hay không là do sự xấu tốt của điều kiện môi trường và sức miễn dịch của tôm quyết định. 

Do đó, phòng trị bệnh tôm cần phải làm tốt các khâu sau:
 – Trước tiên phải dọn sạch khử trùng triệt để
 – Cho ăn hợp lý, không sử dụng tôm, cá tạp tươi sống và thức ăn lên men kém chất lượng, giảm bớt thức ăn dư thừa
 – Duy trì chất lượng đáy và môi trường nước tốt
 – Cần kiểm soát chặt chẽ mật độ thả nuôi, lựa chọn giống tôm khỏe không có bệnh.

Bệnh tôm thông thường chia ra:
 – Dịch bệnh virus
 – Dịch bệnh vi khuẩn
 – Dịch bệnh ký sinh trùng và dịch bệnh dinh dưỡng

Kiến thức quan trọng để nuôi tôm thành công

1. Kỹ thuật gây màu nước

● Khi sử dụng phân hóa học phải chú ý cân bằng tỉ lệ đạm, lân.
Phân đạm 2pmm + phân lân 0.2ppm ( ure 2-3kg/ mẫu, supe lân photphat 0.5- 1kg/ 667m2).
– Ao nuôi thâm canh và ao nuôi tôm cũ có thể chỉ cần dùng phân lân
– Sử dụng phân hữu cơ có ưu điểm bón phân ổn định ( 20- 30kg/ mẫu).
– Tốt nhất nên sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI có chứa nguyên tố vi lượng để ổn định chất lượng nước và gây màu cho ao nuôi tôm.

● Phân hữu cơ phải thông qua lên men để giảm lượng oxy tiêu hao.

2. Đánh giá màu nước nuôi

– Màu nâu vàng: nhiều tảo cát; hiệu quả dinh dưỡng tốt, nhưng thời gian ổn định ngắn.
– Màu xanh đậm: Nhiều tảo lục: tương đối ổn định, nhưng nếu nước từ màu xanh tươi chuyển sang màu xanh đen chứng tỏ đã lão hóa.
– Màu hơi trắng hoặc màu hồng nhạt: do những động vật nguyên sinh thuộc họ chân chèo => nên áp dụng biện pháp tiêu diệt.
– Màu xanh lam: Tảo lam quá nhiều, tạo ra đôc tố gây bất lợi cho việc nuôi tôm: nên áp dụng các biện pháp xử lý như thay nước và dùng VINA AQUA 100ml/500m3.
– Màu trắng sữa và phát quang trong đêm: Tảo giáp, trùng phát quang quá nhiều, có hai cho nuôi trồng; nên sử dụng thuốc thực vật để tiêu diệt.
– Nước quá trong: Tảo đáy phát triển nhiều, ao nuôi ít dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường dẫn đến tảo bị chết. Gây màu cho nước kịp thời

3. Kỹ thuật kiểm soát màu nước

● Khi nước trong và loãng
Trời nắng sử dụng phân đạm và phân lân (kiến nghị nên sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB)
Các ao nuôi tôm cũ và ao nuôi thâm canh chỉ dùng phân lân
Những ao nuôi tôm mới có thể sử dụng phân hữu cơ. (kiến nghị nên sử dụng hợp lý Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI)

● Khi màu nước quá đậm hoặc màu sắc không bình thường
Tăng lượng thay nước.
Sử dụng chất giải độc thích hợp.

4. Kỹ thuật kiểm soát tảo

● Bón phân trong thời kỳ nhiệt độ cao (nên nắm rõ nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần)

● Khi màu nước quá đậm, độ chênh lệch pH giữa ngày và đêm > 0.5 thì nên thay nước hoặc dùng thuốc giải độc

● Kiến nghị phương pháp kiểm soát chất lượng nước:
Ngày thứ nhất sử dụng thuốc thực vật diệt khuẩn như: VINA AQUA, Chlorine Dioxide…
Ngày thứ hai, sáng, chiều sử dụng VINAPREMIX-TÔM.
Ngày thứ ba đến ngày thứ năm sử dụng chế phẩm vi sinh có ích như: Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB…

5. Kiểm soát và xử lý rêu xanh

● Mùa xuân dẫn một lượng nước biển thích hợp vào kích thích rêu xanh mọc, sau đó dùng thuốc thực vật để tiêu diệt ( trước khi thả giống)
– Bột tẩy trắng 20ppm hoặc Sodium pentachlorophenol (C6Cl5ONa) 3- 4 ppm
– Đồng sunphat 7- 8 ppm, Prometryn 2-3ppm

● Thời kỳ đầu cố gắng tăng mực nước

● Bón phân kiểm soát màu nước và độ trong suốt hợp lý

● Đối với những ao nuôi tôm đã mọc rêu:
Vớt bằng lưới hoặc người vớt
Xử lý bằng vôi sống
Gây màu nước từ từ, tuyệt đối không được bón phân hóa học ngay lập tức, cẩn thận khi sử dụng các thuốc thực vật có tính sát thương như Prometryn.

6. Kỹ năng xử lý rêu đáy

●Sự hình thành của rêu đáy
Các chất lắng đọng như thức ăn dư thừa, phân, tảo chết và vi sinh vật,…
Khi nhiệt độ nước tăng cao lập tức nổi lên trên
Sau khi thối rữa biến chất làm suy thoái chất lượng nước, kích thích phát bệnh tôm.

● Xử lý rêu đáy
Sử dụng thuốc giải độc oxy hóa phun xuống đáy ao nuôi, VINAPREMIX-TÔM
Mấy ngày sau sử dụng chế phẩm vi sinh như: Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB.

7. Kỹ năng cải tạo chất lượng đáy

● Vôi sống
Giải độc khử trùng, làm sạch nước, cải thiện độ pH, điều chỉnh độ kiềm, bón phân gián tiếp, các ion cần thiết cho sự sinh trưởng của tôm, đặc biệt thích hợp dùng cho vùng nước chất đáy mang axit có độ kiềm tương đối cao nên chú ý lượng dùng; khi thả giống nên giảm độ pH xuống dưới 9.0.
Đáy cát nên ít dùng hoặc không dùng vôi sống.

● Bột đá Dolomit
Chủ yếu là Silicate, Fe2O3, CaO, MgO, hấp thụ các chất hữu cơ, ức chế H2S, hấp thu ion kim loại, ức chế hiện tượng nước phú dưỡng, trung hòa axit, tăng oxy.
Lượng dùng thông thường là 20- 100kg/1000m2..

● BIO-ALGAE (Bùn đen)
Thành phần chủ yếu là sodium humate; do cấu tạo của đại phân tử tự nhiên, các hợp chất hữu cơ, yếu tố sinh trưởng thực vật; có hoạt tính hóa học và hoạt tính sinh lý tốt, có thể cải thiện chất lượng đáy ao; giảm bớt H2S, NH3, các kim loại nặng có hại như đồng, kẽm,… dưới đáy ao, thúc đẩy sự sinh trưởng của tảo khuẩn có ích.

● Sử dụng các chất tăng oxy
Tăng oxy, chuyển hóa các chất độc hại, có hiệu quả cải thiện môi trường
Lượng dùng thông thường là 2- 3 ppm, OXY-BESTOT 150-200g/ 1000m2 nước.
Khi sử dụng các sản phẩm dạng lỏng nên dùng cố định phun xuống đáy ao nuôi

● Các chế phẩm vi sinh vật
Là biện pháp an toàn có hiệu quả thịnh hành nhất trên thế giới ngày nay có tác dụng chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm và các chất độc hại, thúc đẩy tôm phát triển
Sản phẩm hiện nay có vi khuẩn quang hợp (PSB) và các nguyên tố có vi sinh vật hữu ích (Probiotics), vi khuẩn quang hợp không thích hợp với những ao tôm nước sâu.
Xử lý vi sinh hiệu quả bằng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, chế phẩm này có tác dụng chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm và các chất có hại, thúc đẩy tôm phát triển và đặc biệt giúp cải thiện đáy ao được tốt hơn.

Mô hình nuôi tôm sinh học sinh thái bền vững

8. Nguyên nhân và đối sách với hiện tượng tôm bơi ao

● Thức ăn không đủ hoặc chất lượng kém:
Biểu hiện là bơi đàn có quy tắc, lúc lên lúc xuống.
Đối sách: cho ăn kịp thời hoặc chuyển sang dùng thức ăn hỗn hợp chất lượng cao.

● Đáy ao nuôi suy thoái, chất lượng nước kém:
Bơi trên mặt nước không theo quy tắc, lâu không chìm xuống.
Đối sách: sử dụng vôi sống,bột đá Dolomite, chế phẩm vi sinh vật, thuốc tăng oxy nhanh chóng xử lý đáy.

● Nước ao thiếu oxy:
Nổi lâu trên mặt nước, có xu hướng nổi ven bờ và những vùng nước nông.
Đối sách: kịp thời tăng oxy, sau đó xử lý đáy.

● Bệnh phần mang
Biểu hiện giống như thiếu oxy.
Đối sách: tùy theo từng nguyên nhân bệnh( do vi khuẩn, nấm, kim loại nặng,…) mà kê thuốc.

● Lây nhiễm virut:
Vô phương hướng, không thành đàn, bơi chậm,lúc lên lúc xuống
Đối sách: Xử lý sớm nhất có thể.

9. Nguyên nhân và đối sách hiện tượng ao nuôi tôm phát quang
Tôm bị bệnh phát sáng.

● Vi khuẩn phát quang:
Không cần kích thích cũng có thể phát sáng liên tục, ảnh hưởng không nhiều đến tôm
Đối sách: Có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn để xử lý.

● Trùng dạ quang:
Phát sáng sau khi bị kích thích, sinh sôi nhiều gây ra hiện tượng thiếu oxy ao nuôi tôm.
Đối sách: Có thể sử dụng VINADOXYL-TS để xử lý hoặc các thuốc khác.

10. Xử lý độ pH luôn cao hoặc thấp trong ao nuôi tôm

● Độ pH thấp:
Chất hữu cơ quá nhiều, thối rữa gây nên.
Dễ gây ra bệnh về mang và ảnh hưởng đến sự hô hấp của tôm.
Xử lý bằng vôi sống ( 10- 15ppm).

● Độ pH cao:
Tảo sinh sôi quá nhiều hoặc do tính kiềm của bản thân chất đáy gây nên.
Dễ gây khó khăn cho tôm lột vỏ, kém ăn.
Tháo một phần nước ao nuôi đi, sau đó dùng các chất giải độc như VINA AQUA, Chlorine Dioxide để tiêu diệt một bộ phận tảo, sau 3- 5 ngày sau sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI.

11. Sử dụng hợp lý máy quạt khí

● Nguyên tắc thông thường: mở vào lúc buổi trưa trời nắng, sáng sớm lúc trời mưa âm u mở liên tục, trời nóng nực bật cả đêm, thời kỳ cuối vụ nuôi thâm canh mật độ cao bật 24 tiếng.

● Khi gây màu nước: Có thể bật 1- 2 tiếng mỗi trưa

● Số lượng khởi động: Thời kì đầu 1/3, thời kì giữa 1/2, thời kì cuối nên mở toàn bộ.

●Thời gian hoạt động:
Tháng thứ nhất: Mở hai máy, đêm 12:00 – sáng sớm 6:00
Tháng thứ hai: Mở bốn máy, tối 6:00 – sáng 6:00
Tháng thứ ba: Mở toàn bộ các máy, tối 6:00 – sáng 7:00, sáng 10:00 – chiều 2:00
Sử dụng phối hợp cả dạng guồng nước và dạng xạ lưu sẽ cho hiệu quả tốt hơn
Lúc cho ăn tắt máy 0.5- 1 tiếng, nhưng sau đó có thể mở một số máy đề phòng tôm nổi đầu.

12. Kỹ năng lựa chọn thức ăn

● Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Mùi vị tươi ngon, thơm
– Hợp khẩu vị, tôm thích tranh ăn
– Tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp
– Thời gian ngâm phù hợp ( 1.5- 2 tiếng)
– Công nghệ ưu việt, bề mặt trơn nhẵn, ít bột
– Có chức năng bảo vệ môi trường kháng bệnh miễn dịch
– Những thức ăn bảo vệ môi trường không ô nhiễm ao nuôi.
– Những thức ăn xanh không chứa các thuốc hóa học.

13. Kỹ năng sử dụng sàng cho ăn

● Sử dụng sàng cho ăn (lưới vây)
Kích thước sàng cho ăn khoảng 80- 100cm dạng ô vuông hoặc tròn, xung quanh có khung cao 10- 15 cm ven ao nuôi.
– Mỗi khi cho ăn khắp ao, bỏ 1.5- 2.5% tổng lượng thức ăn vào trong sàng kiểm tra sau khi cho tôm ăn
– Sau khi cho ăn xong, vào một khoảng thời gian nhất định nhấc sàng ăn lên khỏi mặt nước để kiểm tra: 2 tiếng sau khi cho ăn thời kì đầu; 1.5 tiếng sau khi cho ăn thời kì giữa; 1 tiếng sau khi cho ăn thời kì cuối;

Đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm thông qua hoạt động bơi nhảy của chúng
Quan sát phần mang, chân phụ, màu sắc cơ thể, đặc điểm của tôm
Quan sát tỉ lệ no của tôm và lượng thức ăn dư thừa trong sàng cho ăn
Cả 4 sàng cho ăn đều có thức ăn thừa: Cho ăn quá lượng
1-2 cái có ít thức ăn thừa: cho ăn hợp lí
3-4 cái không có thức ăn thừa: cho ăn không đủ

Ngoài ra người nuôi tôm cũng phải có những kiến thức cơ bản để phòng chánh sự thay đổi của các yếu tố khách quan của môi trường như: Mưa, Nắng, Nóng, Lạnh…).

► XEM THÊM Giải pháp nuôi Tôm lớn nhanh, sạch nguồn nước bằng Chế phẩm sinh học

Chúc bà con thành công !

KS. Đắc Lợi | VƯỜN SINH THÁI

Tags: ao nuôi tôm, bệnh tôm, bệnh trên tôm, cách nuôi tôm, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, kiến thưc nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi tôm, kỹ năng nuôi tôm, kỹ thuật nuôi tôm, kỹ thuật nuôi và chăm sóc, nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm hùm, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm sú, nuôi tôm thành công, nuôi tôm thẻ chân trắng, thức ăn cho tôm, tôm bị bệnh

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

Nhà nông Hỏi Đáp



(* Là phần không được để trống)

©2020 Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI

Gửi lại thông tin để được
Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !