Skip to main content

Biện pháp hạn chế phát triển lộc đông trên bưởi Diễn (cây ăn quả có múi)

Muốn cây phân hóa mầm hoa đúng thời điểm bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật với mục đích hãm lộc đông, bởi nếu để lộc đông phát sinh, phát triển mạnh thì khả năng phân hóa mầm hoa gần như không xảy ra, cây sẽ tập trung phát triển lộc cành (lộc đông, lộc dinh dưỡng).


Muốn cây phân hóa mầm hoa đúng thời điểm bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật với mục đích hãm lộc đông, bởi nếu để lộc đông phát sinh, phát triển mạnh thì khả năng phân hóa mầm hoa gần như không xảy ra, cây sẽ tập trung phát triển lộc cành (lộc đông, lộc dinh dưỡng).

Để hãm lộc đông trên cây có múi một cách chủ động bà con nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho từng cây (từ nước tưới, dinh dưỡng phân bón). Không để cây sinh trưởng quá mạnh hay quá yếu. 

Khi cây đang nuôi quả bà con cần thúc lộc hè và lộc thu, nuôi chúng thành thục thành cành mẹ cho năm sau. 

Nhiều vườn bưởi Diễn để phát triển tự nhiên không có biện pháp tác động thúc lộc hè-thu thì việc phát triển lộc đông xảy ra ở tỷ lệ rất cao. 

Khi lộc thu thành thục cần ngừng các biện pháp bón phân qua rễ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ (nhất là những năm rét muộn, mưa kéo dài).

Nguyên nhân cây phát triển lộc đông:

+ Những năm rét muộn, mưa kéo dài rất dễ làm lộc đông phát triển, thậm chí ra hoa sớm, trái vụ.

+ Chăm sóc dinh dưỡng không phù hợp, cây mất cân đối dinh dưỡng

Vì vậy, bà con nên điều tiết các đợt lộc sao cho phù hợp với sức sinh trưởng của cây. Với bưởi Diễn cần thúc lộc hè, lộc thu và nuôi chúng phát triển thành thục thành cành mẹ cho năm sau, tuy nhiên đến giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật để hãm lộc đông phát sinh, phát triển.

Biện pháp hạn chế phát triển lộc đông trên bưởi Diễn:

– Thời kỳ trước và sau thu hoạch 10-15 ngày: thực hiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết sinh trưởng của cây, hãm lộc đông. Khi lộc đông phát triển sớm quả mang trên cây thường bị giảm chất lượng (ăn nhạt, quả nhẹ, kém chắc quả).

– Thời gian thu hoạch: Để đảm bảo thời gian ngủ nghỉ, ủ mầm hoa của cây bà con nên thu hoạch bưởi Diễn (đối với Diễn muộn, tôm vàng) từ 15-25/11 âm lịch. Muộn nhất cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 âm lịch.

*Lưu ý: Trước khi thu hoạch 10-20 ngày nếu thấy cây sinh trưởng mạnh (với các đặc điểm như: có bộ lá xanh dày, phiến lá căng rộng bất thường, nhiều cành vượt trong tán, có xuất hiện mầm lộc, mầm sinh trưởng dinh dưỡng). Tất cả các cành lộc phân hóa mầm hoa trước thời điểm lập xuân cần được loại bỏ sớm.

Biện pháp 1: Xử lý bộ rễ

Xới đất xung quanh rễ, theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 20-25cm, rộng 30-35cm (tùy chất đất và tuổi cây có thể làm sâu rộng hoặc thu hẹp so với kích thước trên). Mục đích của biện pháp này là làm đứt bộ rễ non ngoài cùng hạn chế khả năng hút dinh dưỡng từ đất lên trên, tránh phát lộc đông. Nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt (làm đứt rễ) một trong số các rễ cọc của cây. Ngoài ra việc chặt rễ còn có vai trò trẻ hóa bộ rễ cho năm sau, giúp quả phát triển đồng đều, trắc quả.

Để ngăn chặn nấm bệnh xâm hại bộ rễ, bà con có thể sử dụng Chế phẩm Trichoderma NANO phun trực tiếp vào phần rễ vừa chặt. 

Xử lý bộ rễ khắc chế phát triển lộc đông trên Bưởi diễn

Sau khi cuốc rễ, dùng nước vôi đặc quét lên xung quanh gốc cây, hạn chế côn trùng (xén tóc đẻ trứng và nở thành ấu trùng), chúng thường tồn tại ở những kẽ hở của vỏ thân cây, sau này nở thành sâu non gây hại các bộ phận thân, cành còn non (sâu đục thân).

Cách 2: Không tưới nước

Chỉ tưới ẩm khi cây trong thời kỳ phân hóa mầm hoa – ra hoa rộ – đậu quả

Cách 3: Khoanh vỏ cây

Để làm đứt đột ngột mạch dẫn libe của cây (mạch dẫn vỏ cây có vai trò cung cấp dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất). Thực hiện khoanh vỏ các cành cấp 1, khoanh 60-80% số cành trên cây, để lại cành nhỏ yếu. Mục đích của việc làm này là hãm lộc đông chủ động, tăng độ ngọt quả. Tuy nhiên mức độ khoanh vỏ, khoanh cành phụ thuộc vào sức sinh trưởng của từng cây.

Hướng dẫn kỹ thuật khoanh vỏ hạn chế lộc đông trên bưởi diễn

– Thời điểm khoanh vỏ: trước hoặc sau thu hoạch 10-15 ngày tùy điều kiện thời tiết, tùy sức sinh trưởng của cây, tùy số lượng quả mang trên cây,…

– Lưu ý khi khoanh vỏ: Khi cây đang phát triển mầm lộc đông không nên khoanh vỏ (cây đã phát triển mạnh mầm lộc trên 70-80% số cành/cây thì không nên áp dụng khoanh vỏ), các biện pháp khoanh vỏ phải thực hiện trước đó. Khi thực hiện khoanh vỏ chỉ khoanh 1 đường cơ bản tạo 1 vòng tròn kín hoặc vòng tròn khuyết xung quanh thân/cành, tuyệt đối không bóc vỏ sau khi khoanh.

– Sau khi khoanh vỏ: Dùng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái + Chế phẩm trichoderma NANO quét trực tiếp vết lên khoanh: Chống sốc, Stress, hạn chế nhiễm nấm khuẩn gây bệnh trên vết khoanh vỏ.

Vườn Bưởi Diễn ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đem lại năng suất cao
Nhà ông Nguyễn Văn Nga ở Thanh Oai, Hà Nội

► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

Chúc bà con thành công !

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT MIỄN PHÍ 0962 686 348

VƯỜN SINH THÁI

Tags: biện pháp hạn chế phát triển lộc đông trên bưởi diễn, bưởi diễn, cây ăn quả, cây có múi, Chế phẩm sinh học, hãm lộc đông, kỹ thuật hạn chế phát triển lộc đông trên bưởi diễn, kỹ thuật khoanh vỏ hạn chế lộc đông, kỹ thuật trồng bưởi diễn, kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn, trồng bưởi diễn

TIN LIÊN QUAN

Gọi ngay: 0962.686.348

Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !

    Nhà nông Hỏi Đáp



    (* Là phần không được để trống)

    VUONSINHTHAI.COM.VN | ZALO: 0962.686.348

      Gửi lại thông tin để được
      Hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ !