Nấm sò hay Nấm bào ngư là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae, chứa nhiều dinh dưỡng và được trồng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để sản xuất ra sản phẩm nấm sạch, năng suất và chất lượng cao thì không phải ai cũng biết.
Bí quyết trồng Nấm sò (Bào ngư) hiệu quả cao bằng Chế phẩm sinh học
Nấm sò hay Nấm bào ngư là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae, chứa nhiều dinh dưỡng và được trồng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để sản xuất ra sản phẩm nấm sạch, năng suất và chất lượng cao thì không phải ai cũng biết.
Nấm sò (bào ngư) thường có nhiều loại, chúng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ. Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm tập trung, bao gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống.
Điều kiện thích hợp để nấm sò phát triển:
– Nhiệt độ: Đối với nhóm nấm chịu lạnh là 13 – 200C. Đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24 – 280C.
– Độ ẩm nguyên liệu: Từ 65 – 70%.
– Độ ẩm không khí: Trên 80%
– Độ pH = 7
– Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi (pha sợi). Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán(ánh sáng trong phòng thoáng).
– Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên cần thông thoáng vừa phải.
– Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn cellulose, có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu chất đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu
Hiệu quả trồng nấm sạch, chất lượng cao bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái
Nhà anh Phan Hồng Việt tại Duy Tiên, Hà Nam
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị bà con Quy trình kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong sản xuất nấm sò (bào ngư), đang được nhiều cơ sở trồng nấm tại Ninh Bình, Hà Nam… ứng dụng và thu được hiệu quả kinh tế cao.
Cơ sở khoa học của việc ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong sản xuất nấm
Thứ hai: Trong quá trình phát triển, Nấm rất cần các nhóm dinh dưỡng thiết yếu để phát triển quả thể do đó khi cơ chất có chứa đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu đặc biệt là tỷ lệ C/N (thích hợp cho các loại nấm là 14-16/1) trong giá thể sẽ làm tăng sản lượng cũng như chất lượng của quả thể Nấm.
Thứ ba: Hầu hết các loại nấm đều sử dụng cơ chất hay giá thể có thành phần là Cellulose, lignin để làm thức ăn(Rơm, rạ, mùn cưa, gỗ, bã mía…). Chế phẩm Vườn Sinh Thái sẽ hỗ trợ quá trình phân giải cơ chất(giá thể) giúp nấm hấp thu một cách hiệu quả nhất qua đó nâng cao hiệu suất sử dụng dinh dưỡng có trong giá thể.
Thứ tư: Trong quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, bào tử tạo ra những cấu trúc đặc biệt gọi là quả thể nấm(nấm lớn). Những gì chúng ta nhìn thấy thực chất là cấu trúc sinh sản của nấm. Trong quá trình phát sinh phát triển của các cấu trúc sinh sản chúng đều có khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng thiết yếu vì vậy có thể xử lý(phun ẩm) chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ở giai đoạn quả thể phát triển chưa hoàn chỉnh mục đích là để thúc đẩy quá trình phát triển của quả thể nấm, nâng cao sản lượng và chất lượng Nấm.
Vì vậy có thể ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để trồng nấm thông qua việc xử lý giá thể và phun lên quả thể chưa phát triển hoàn chỉnh.
Công dụng cơ bản của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong sản xuất Nấm:
Quy trình sản xuất nấm sò ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái
Dựa vào Quy trình trên chúng ta có thể xử lý chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái vào các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn ủ và đảo (sau khi xử lý vôi): 100ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 80-100 lít nước phun/tưới ẩm lên 1000kg giá thể. Xử lý 1-2 lần trong quá trình ủ và đảo.
+ Giai đoạn chăm sóc, thu hái: Sau khi rạch bịch, quả thể nấm bắt đầu phát triển, dùng 5ml chế phẩm pha với 10-15 lít nước phun ẩm đều dưới dạng sương mù, Cách 3-5 ngày phun ẩm một lần.
Một số lưu ý:
– Nếu ủ cho 1000 kg rơm khô sau khi làm ướt, đánh đống ủ, dẫm chặt phải đo được: 12 -13m3
– Tiêu chuẩn cho một đống ủ: Thấp nhất phải đạt được 300kg rơm khô, có thể tính: Dài-Rộng-Cao theo tỷ lệ: 1,5-1,5-1,5m
– Ủ và đảo lần 1: Mục đích làm chín nguyên liệu, cần đủ nước và dậm chặt.
– Đảo lần 2: Mục đích là chỉnh ẩm và tạo xạ khuẩn (nên đảo lần 2 không dậm chặt, tạo độ thoáng khí)
– Cần chỉnh nước hợp lý trước khi vào túi ni lông (nếu ướt quá sẽ chết giống nấm, khô quá năng suất thấp)
– Phải thu hái nấm còn hơi non, đường kính mũ nấm to nhất không quá 3cm.
– Khi phơi sấy khô phải đảm bảo: 24 giờ khô giòn (liên tục ở nhiệt độ từ 40-500C) và đóng gói vào túi ni lông 2 lớp để bảo quản.
– Năng suất trung bình: 1000 kg rơm khô từ khi thu hoạch đến hết khoảng 2 tháng sẽ cho năng suất trung bình 500-600 kg nấm tươi.
> XEM THÊM Bí quyết trồng và chăm sóc Mộc nhĩ (Nấm Mèo) hiệu quả cao bằng Chế phẩm sinh học
Vườn Sinh Thái | BẠN CỦA NHÀ NÔNG
bào ngư, cách trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm sò, kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm, nấm sò, quy trình trồng nấm sò, sản xuất nấm sò, trồng nấm hiệu quả
TIN LIÊN QUAN
- Cách làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học đơn giản và hiệu quả nhất (20/07/2024)
- Cách sử dụng bột Chế phẩm EM gốc ủ phân bón (16/07/2024)
- Cách điều trị bệnh gan tụy cho tôm thẻ hiệu quả nhất (03/04/2024)
- BOKASHI là gì ? Mua BOKASHI ở đâu uy tín chất lượng ? (04/08/2023)
- Cách ủ Cá làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất (11/03/2023)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !