Các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trên cây trồng quyết định năng suất, chất lượng nông sản
Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, nếu cây thiếu nó thì sẽ không hoàn thành được chu trình sống
Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng tham gia vào quá trình trao đổi chất,cấu tạo chất sống, các hoạt động sinh lý, tăng tính chống chịu của cây trồng. Là yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng nông sản.
Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố khoáng có trong bảng tuần hoàn. Chúng rất quan trọng và thiết yếu đối với sự sinh trưởng, phát triển của mọi loài cây, chỉ cần thiếu một trong số chúng thì dinh dưỡng cho cây trồng sẽ bị mất cân đối và cây không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình.
Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, nếu cây thiếu nó thì sẽ không hoàn thành được chu trình sống.
Các nguyên tố dinh dưỡng tham gia cấu tạo chất sống, điều tiết quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây, tăng tính chống chịu của cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng
Tuỳ theo vai trò và nhu cầu, các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm:
- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều
- Nhóm trung lượng: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magiê (Mg), Silic (Si)
- Nhóm vi lượng: Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Molypden (Mo), Clo (Cl)
Các thành phần đa, trung, vi lượng mỗi loại có một vai trò nhất định trong sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Những triệu chứng dinh dưỡng của cây trồng thấy được trên lá
Đạm (Urea) N là loại phân đa lượng:
Cây cần nhiều để tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong thân, lá và rễ. Chính N là yếu tố tạo nên sinh khối (làm thân lơn hơn, lá to hơn). Do vậy muốn cây sinh trưởng tốt cần bón N – lá xanh, to, mượt mà – thích hợp cho các loại cây lấy thân, lá.
Lân (Phophate) P là loại phân đa lượng:
Cây cần trong quá trình phát triển rễ, thân, tạo quả. P làm rễ phát triển nhiều hơn, to hơn, thân phát triển lớn hơn, phân nhiều nhánh và tham gia vào quá sinh tạo hoa quả. Vì vậy P cần cho giai đoạn kích thích rễ, thúc thân to mập, đẻ nhánh và giai đoạn ra hoa.
Kali (tồn tại nhiều dạng muối như Kali Nitrate, Kali Clorau,…) K là loại phân đa lượng:
Rất cần để tạo gỗ cho cây làm cây cứng, chắc. Kali còn là yếu tố cần thiết để thúc đẩy các quá trình sinh hoá xảy ra trong cây. Đặc biệt là cần cho giai đoạn ra hoa, tạo quả. Đây chính là yếu tố làm cho quả bóng, mọng, sáng chắc, thơm ngọt,…
Canxi (Canci Nitrate hoặc Canci Bo) là loại phân trung lượng:
Cây rất cần nhưng không nhiều bằng các loại NPK. Canxi không trực tiếp vào thân, lá cành, hoa quả nhưng chính Canxi lại làm chất xúc tác cho các quá trình đó. Cây cần Canxi ở mọi giai đoạn vì ở bất kỳ giai đoạn nào quá trình sinh hoá vẫn xảy ra trong cây nên đều cần có Canxi. Đồng thời, sự có mặt của Canxi còn làm cho các quá trình khác xảy ra trơn tru hơn, tạo một động lực, một quán tính giúp cây phát triển vượt qua bệnh tật. (Tăng sức đề kháng), Ngoài ra Canxi còn là yếu tố giúp cân bằng dinh dưỡng trong cây, chống nứt, rụng hoa, nụ, trái non
Magie (Magie Oxit) MgO là loại phân trung lượng:
Cây cần để giữ lá màu xanh, dày và đều đặn.
Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mo, Bo.. :
Là những loại cây cần một lượng rất ít nhưng phải có. Đa phần với cây ngắn ngày, vi lượng cần cung cấp 2 giai đoạn là lúc cây non đã ổn định và khi chuẩn bị ra hoa.
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trên cây trồng tại Tây Nguyên | VTV2 Bạn Của Nhà Nông
Ngoài ra, việc sử dụng phân chuồng cũng là cách để bổ sung vi sinh vật cho đất cũng như cung cấp một phần rất ít yếu tố vi lượng mà cây cần. Trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều các dòng phân bón, chế phẩm sinh học công nghệ cao đã tổng hợp nhiều nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng
Thông qua bài viết này, Vườn Sinh Thái mong muốn bà con có thêm những kiến thức quan trọng về dinh dưỡng cho cây trồng và có những vụ mùa bội thu. Chúc bà con thành công !
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT MIỄN PHÍ 0962 686 348
VƯỜN SINH THÁI
bạn của nhà nông, Chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học vườn sinh thái, chế phẩm vườn sinh thái, dinh dưỡng cây trồng, dinh dưỡng cho cây, nhà nông làm giàu, nông nghiệp công nghệ cao, phân bón cây trồng, phân bón cho cây
TIN LIÊN QUAN
- Cách sản xuất EM FPE kích thích sinh trưởng cây trồng (23/10/2020)
- Cách sử dụng Chế phẩm sinh học cho cây Mướp đắng (Khổ Qua) (03/07/2020)
- Dịch chuối là gì ? Cách ủ dịch chuối lên men làm phân bón thần dược cho phong lan, hoa hồng (08/04/2020)
- Vì sao cây trồng đang xanh lại bị vàng lá ? (07/05/2020)
- Quy trình chăm sóc vườn ươm cây ăn quả bằng Chế phẩm sinh học (29/07/2019)
- Thuốc kích rễ loại nào tốt cho cây trồng ? (27/06/2019)
Gọi ngay: 0962.686.348
Để được Tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ !